Nghiên cứu-Trao đổi  

Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ… cơ hội và tiềm năng hợp tác đầu tư song phương Việt Nam – Trung Quốc còn rất lớn. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội, nâng qua hiệu quả hợp tác đầu tư, cần giải quyết ngay một loạt bất cập, vướng mắc từ cả hai phía.

Ảnh Internet.

Mặc dù hệ tiêu chí của một nước công nghiệp hay đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa là một chủ đề không mới đối với cả trong nước và quốc tế, tuy nhiên việc xác định nó để áp dụng cho Việt Nam trong một bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động, thay đổi nhanh chóng như hiện nay vẫn rất cần thiết. Đây cũng là một nhiệm vụ được đặt ra trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII . Bài nghiên cứu này có mục đích tổng quan một số các kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra một số ý kiến cá nhân làm phong phú thêm các "góc nhìn” khác nhau về nội dung này.

<center>Ảnh: Internet</center>

Phân phối thực phẩm nông nghiệp là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam do hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống chứng nhận rõ ràng và thông tin đẩy đủ về thực phẩm nông nghiệp an toàn ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và tên thương hiệu của sản phẩm. Áp dụng lý thuyết Push and Pull của Bonney và cộng sự (1999), nghiên cứu phân tích rằng chính phủ Việt Nam đã tạo ra các chiến lược và chính sách để thiết lập một hệ thống phân phối thực phẩm nông nghiệp hiện đại với thông tin về nguồn gốc thực phẩm nông nghiệp và tiêu chí an toàn và các doanh nghiệp phân phối đã đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu hóa và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những trở ngại trong việc phát triển đầy đủ hệ thống phân phối nông sản thực phẩm ở Việt Nam bao gồm: thiếu hệ thống chứng nhận để nâng cao lòng tin của khách hàng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để đảm bảo nguồn cung bền vững và nhu cầu thị trường không dự đoán . Nghiên cứu các chính sách và sự phát triển của toàn bộ thị trường nông sản thực phẩm của Thái Lan có ảnh hưởng đến hệ thống phân phối có ảnh hưởng đến quốc gia, nghiên cứu rút ra các bài học chính sách cho Việt Nam.

Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

Trong khi thế giới vẫn đang trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III, sự manh nha cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV đã được hình thành và được dự đoán sẽ có những tác động mạnh mẽ gấp bội đến sự phát triển của loài người. Liệu cuộc cách mạng lần này sẽ đem lại thách thức và cơ hội gì cho phát triển đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam?Bài nghiên cứu này sẽ cố gắng đi tìm một phần nào câu trả lời, góp phần cho những định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

Khu vực Biển Đông được xem là "chỗ dựa” của hơn 500 triệu người dân và sinh kế "trực tiếp” của hơn 300 triệu ngư dân thuộc 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nằm trên vùng Biển Đông, Việt Nam được xem là quốc gia biển với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hơn 7 năm triển khai Chiến lược Biển Việt Nam, kinh tế biển và vùng ven biển ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội của nước nhà và góp phần sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa nhận định, với nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng nhanh như hiện nay, thế giới sẽ bước vào "kỷ nguyên vàng” của khí đốt tự nhiên, thông qua việc mở rộng khai thác nguồn nhiên liệu này trên toàn cầu. Tuy nhiên, LHQ và các tổ chức môi trường quốc tế đã cảnh báo về hàng loạt ẩn họa từ "kỷ nguyên vàng” của khí đốt. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tình trạng Trái đất ấm lên nhanh hơn, do khai thác và sử dụng khí đốt.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình lĩnh trọng trách đưa TQ vào thời kỳ phát triển mới.

Công cuộc cải cách mở cửa mà Đặng Tiểu Bình khởi xướng tại Trung Quốc từ năm 1978 đã làm thay đổi toàn diện đất nước Trung Quốc rộng lớn, từ chính trị đến kinh tế, văn hoá; từ thành thị đến nông thôn; từ vùng duyên hải giàu có đến các khu vực xa xôi như Tân Cương, Tây Tạng...Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các động lực tăng trưởng của Trung Quốc đang dần cạn và thực tế này đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách để phát triển. Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015, Văn kiện Đại hội 18 và Báo cáo "Trung quốc 2030” đã xác định lộ trình, giải pháp phát triển của Trung Quốc trong chặng đường đến năm 2030 với những cơ hội lớn và cả thách thức lớn.

Mỹ-Trung cạnh tranh-Các nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt ở hầu khắp châu Phi.

"Lục địa đen”-châu Phi-đang trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt của hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào châu Phi và tháng 5/2014 tuyên bố viện trợ các nước trong khu vực này 12 tỷ USD, đầu tháng 8 vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần đầu tiên, Nhà Trắng đã cam kết từ nay tới năm 2018 sẽ cung cấp các khoản đầu tư và hỗ trợ tài chính mới trị giá 33 tỷ USD cho nhiều lĩnh vực của châu Phi. Cuộc "chạy đua” Mỹ - Trung tại châu Phi diễn ra trong bối cảnh châu lục này đang sở hữu nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày càng trở thành khu vực kinh tế năng động.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trên đà hội nhập mạnh mẽ, hướng tới thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015, trong đó việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam.

Để hướng tới mục tiêu tổng quát của Chiến lược biển Việt Nam: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển…” và triển khai Luật biển Việt Nam, yêu cầu đặt ra cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển chủ lực của nước ta là phải có hướng đi mới, phù hợp với cục diện mới.

Các tin đã đưa  

 
Bài đọc nhiều nhất  
Tiếp công dân  
Liên kết website  

Bản quyền thuộc Viện Chiến lược phát triển. Địa chỉ: 65 Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội – Việt Nam
Điện thoại:+84-4-38431848 Fax:+ 84-4-38452209 Email: clpt@mpi.gov.vn
Giấy phép số 549/GP-BC do Bộ Văn hoá - Thông tin (Hiện nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp ngày 19 tháng 12 năm 2004.
Ghi rõ nguồn "Viện Chiến lược phát triển" khi phát hành lại thông tin từ website này.
ictgroup.vn