Hội đồng đánh giá luận án tiến
sĩ cấp Viện do PGS. TS. Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát
triển làm Chủ tịch Hội đồng cùng 06 nhà khoa học gồm: PGS. TS Vũ Sỹ Cường,Giảng viên Học
viện Tài chính, Phản biện 1; PGS. TS Phan Trần Trung Dũng, Giảng viên Trường
Đại học Ngoại thương, Phản biện 2; PGS. TS Phan Thế Công, Giảng viên Trường
Đại học Thương mại, Phản biện 3; PGS. TS Hồ Đình Bảo, Giảng viên Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Hội đồng; TS. Nguyễn Thị Thanh Tân, Giảng viên Học viện
Ngân hàng, Ủy viên Hội đồng; TS. Nguyễn Hữu Khánh, Viện Chiến lược phát triển, Ủy
viên Thư ký.
Tham dự lễ bảo vệ có TS. Trần
Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đại diện cơ quan đào tạo; TS.
Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia, đại diện cơ quan công tác và cũng là người hướng dẫn thứ nhất của nghiên cứu
sinh; PGS. TS Nguyễn Thị Thùy Vinh là người hướng dẫn khoa học thứ hai của
nghiên cứu sinh. Ngoài ra còn có đông đảo người thân, bạn bè và đồng nghiệp của
NCS Trần Thị Thu Hà.
Luận án tiến sĩ của NCS Trần
Thị Thu Hà, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận án dài 134 trang, gồm 04 chương chính, cụ thể: Chương 1: Tổng
quan tình hình nghiên cứu về tỷ giá thực đa phương và các ứng dụng; Chương
2: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái thực đa phương và chính sách tỷ giá;Chương 3: Thực trạng công tác điều hành chính sách tỷ giá và tỷ
giá thực đa phương của việt nam giai đoạn 2000-2020; Chương 4: ứng
dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô việt nam và một số kiến
nghị chính sách.
Theo Hội đồng đánh giá luận án
tiến sĩ cấp Viện, đề tài có ý nghĩa thời sự, lý luận và thực tiễn thiết thực,
không trùng lặp với các công trình đã công bố. Luận án có một số những đóng góp
mới về lý luận và thực tiễn, cụ thể:
Những đóng góp mới về mặt học
thuật, lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ hơn được một số vấn đề
lý luận về tỷ giá, tỷ giá đa phương danh nghĩa và thực tế, tỷ giá thực đa
phương cân bằng và các nhân tố ảnh hưởng cũng như xem xét toàn diện tác động của
sai lệch giữa tỷ giá thực đa phương với tỷ giá thực đa phương cân bằng đối với
nền kinh tế.
Những đóng góp mới về mặt thực
tiễn: Luận án sử dụng mô hình và các biến phù hợp đế ước lượng tỷ giá cân bằng,
sai lệch tỷ giá trong bối cảnh của Việt Nam, đánh giá định lượng tác động của
sai lệch này đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, xuất
nhập khẩu. Thông qua mô phỏng các tác động bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng
(NIGEM) và đánh giá khả năng ứng dụng của tỷ giá đa phương thực trong điều hành
tỷ giá phục vụ công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ. Trên cơ sở các kết quả
thu được, Luận án đã đề xuất áp dụng tỷ giá thực đa phương (REER) trong công
tác điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.
Hội đồng đánh giá
luận án tiến sĩ cấp Viện đánh giá luận án có ý nghĩa tham khảo cho công tác
đào tạo, nghiên cứu và thực tiễn; luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận
án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển. Hội đồng nhất trí đề nghị Viện Chiến
lược phát triển công nhận kết quả bảo vệ của NCS Trần Thị Thu Hà và cấp bằng tiến
sĩ cho tác giả của luận án theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

NCS
Trần Thị Thu Hà chụp ảnh cùng Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, người
hướng dẫn khoa học, đại diện Viện Chiến lược phát triển. |

PGS.TS.
Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Chủ tịch HĐ đại
diện cơ quan đào tạo tặng hoa chúc mừng NCS Trần Thị Thu Hà. |
Nguồn:Viện Chiến lược phát triển