Phát biểu tại Hội thảo, ông
Đinh Thanh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho
biết, triển khai Luật Quy hoạch và Luật Bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác
động môi trường được tiến hành xây dựng và thẩm định đồng thời với quy hoạch tỉnh.
Do vậy, để giúp tỉnh An Giang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Đinh Thanh Tâm đề nghị các đại biểu tập
trung cho ý kiến về bố cục; phạm vi đánh giá và thành phần môi trường, di sản
thiên nhiên bị tác động; tác động của quy hoạch đến môi trường; giải pháp duy
trì xu hướng tích cực, giảm thiểu các xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường
chính; nhận dạng mô hình chính tác động với biến đổi khí hậu; những định hướng
bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; việc thực hiện của các
bên liên quan hướng đến bản quy hoạch tốt nhất để phát triển kinh tế - xã hội
nhưng cũng phải đảm bảo được môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp
với quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Trang Công Cường, Phó Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 783/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện quy định của
pháp luật về quy hoạch, tỉnh đã tiến hành xây dựng quy hoạch và gửi xin ý kiến
rộng rãi. Để tiếp tục hoàn thiện, tỉnh An Giang mong muốn thông qua Hội thảo sẽ
nhận được ý kiến góp ý quý báu của các đại biểu, giúp tỉnh xây dựng bản quy hoạch
chất lượng, thực hiện được mục tiêu đề ra.

Ông
Trang Công Cường phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: MPI
Tỉnh An Giang xây dựng quy hoạch
với mục tiêu cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh
về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô
thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch
vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; xác định các quan điểm, tầm nhìn
và mục tiêu phát triển mới. Quy hoạch sẽ cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và
huy động các nguồn lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường; là
căn cứ quan trọng để tỉnh An Giang lập các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo công khai,
minh bạch, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cộng đồng và
người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc.
Báo cáo đánh giá tác động môi
trường chiến lược của tỉnh An Giang đưa ra các vấn đề môi trường chính liên
quan đến quy hoạch cần xem xét, gồm: ô nhiễm cục bộ không khí, tiếng ồn ở các
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các tuyến đường
và nút giao thông chính; ô nhiễm nguồn nước; nguy cơ ô nhiễm môi trường đất ở
các bãi, cơ sở xử lý chất thải; tình trạng xói lở bờ sông từ hoạt động khai
thác cát, sỏi lòng sông; thu hẹp diện tích hệ sinh thái nông nghiệp, tăng diện
tích đất bạc màu các khu vực canh tác nông nghiệp không hợp lý.

Toàn cảnh
Hội thảo. Ảnh: MPI
Tham gia ý kiến tại Hội thảo,
các đại biểu đánh giá, Báo cáo được xây dựng công phu, cấu trúc đảm bảo đúng
quy định. Các mục tiêu về nội dung bảo vệ môi trường nhìn chung phù hợp với các
mục tiêu về bảo vệ môi trường chung, trong đó xác định phát triển nhanh và bền
vững là yêu cầu xuyên suốt của quá trình lập quy hoạch nhằm phát huy tối đa tiềm
năng, lợi thế của tỉnh An Giang.
Về các nội dung cụ thể, các đại
biểu cho rằng, cần rà soát lại văn bản pháp lý liên quan đến nhiệm vụ lập quy
hoạch tỉnh. Các phương pháp chính của Báo cáo là phù hợp và nêu rõ từng phương
pháp sử dụng, tuy nhiên cần xem xét thêm tính song hành giữa Báo cáo với nội
dung của quy hoạch, đảm bảo tính liên kết. Về phạm vi đánh giá môi trường chiến
lược, cần tập trung đánh giá, bổ sung thêm thông tin về điều kiện môi trường tự
nhiên và kinh tế - xã hội, điều kiện địa lý, thổ nhưỡng; bổ sung số liệu về
tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, sụt lở, hiện trạng sự cố thiên tai, môi trường;
tiêu chí lựa chọn môi trường chính; rà soát thêm cơ chế, phạm vi tác động; một
số chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về môi trường cần có sự điều chỉnh để tương ứng với
chỉ tiêu phương hướng phát triển của ngành. Đặc biệt, phải đánh giá kỹ về nguồn
nước; tác động của biến đổi khí hậu./.
Theo Tùng
Linh
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư