Hiện
nay, đối với quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 đã được báo cáo Hội đồng thẩm định thông qua; báo cáo Chính phủ, trình
Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tới. Về định hướng của quy hoạch này
cũng đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Đối với 6 quy
hoạch, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 đã được phê duyệt (Quyết định số 287/QĐ-TTg) và các quy hoạch còn lại
đang trong quá trình hoàn thiện.
Về
tiến độ công tác lập quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, nguyên nhân
chủ yếu là do, đây là lần đầu tiên thực hiện Luật Quy hoạch và vẫn còn những
cách hiểu khác nhau về phương pháp lập quy hoạch tích hợp, trước đây lập riêng
lẻ còn bây giờ lập đồng thời trong một bản quy hoạch. Cùng với đó, lực lượng tư
vấn mỏng trong khi khối lượng lớn.
Vừa
qua Đoàn giám sát của Quốc hội đã nêu ra các nguyên nhân, giải pháp và ban hành
kịp thời Nghị quyết 61/2022/QH15 để tháo gỡ rất nhiều khó khăn vướng mắc… liên
quan đến việc tiến độ lập quy hoạch đang chậm so với yêu cầu.
Hiện
nay, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đang được đẩy nhanh. Chính
phủ rất quan tâm đến vấn đề này và có nhiều văn bản chỉ đạo. Quan tâm lớn hiện
nay của Chính phủ là chất lượng các quy hoạch, làm sao phải đồng bộ, bảo đảm
tầm nhìn chiến lược cho phát triển trong giai đoạn tới, không vì chạy theo tiến
độ mà bỏ qua chất lượng. Yêu cầu đặt ra là phải hài hòa cả hai yếu tố gồm chất
lượng và tiến độ, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đang nỗ lực, tích cực phối hợp, tham gia cùng các bộ, ngành,
địa phương để vừa tháo gỡ khó khăn vừa hướng dẫn, đưa ra phương pháp lập quy
hoạch tốt nhất như Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quộc hội yêu cầu; các quy hoạch
đều tiến hành lập đồng thời.
Theo
Chương trình kỳ họp Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 03/11 đến hết
ngày 05/11 năm 2022, Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối
với 04 nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực của các Bộ: Xây dựng, Thông tin và
Truyền thông, Nội vụ và Thanh tra Chính phủ; cùng tham gia giải trình có các
Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan.
Tại
phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 03/11/2022, đại biểu đặt câu hỏi
chất vấn, tranh luận, tập trung vào những nội dung về thực trạng, giải pháp
nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam; Quản
lý thị trường bất động sản; Việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập
thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các
thành phố lớn; chính sách phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới./.
Theo Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư