Kinh tế Thế giới  
Tổng Bí thư Tập Cận Bình lĩnh trọng trách đưa TQ vào thời kỳ phát triển mới.

Công cuộc cải cách mở cửa mà Đặng Tiểu Bình khởi xướng tại Trung Quốc từ năm 1978 đã làm thay đổi toàn diện đất nước Trung Quốc rộng lớn, từ chính trị đến kinh tế, văn hoá; từ thành thị đến nông thôn; từ vùng duyên hải giàu có đến các khu vực xa xôi như Tân Cương, Tây Tạng...Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các động lực tăng trưởng của Trung Quốc đang dần cạn và thực tế này đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách để phát triển. Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015, Văn kiện Đại hội 18 và Báo cáo "Trung quốc 2030” đã xác định lộ trình, giải pháp phát triển của Trung Quốc trong chặng đường đến năm 2030 với những cơ hội lớn và cả thách thức lớn.

Mỹ-Trung cạnh tranh-Các nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt ở hầu khắp châu Phi.

"Lục địa đen”-châu Phi-đang trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt của hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào châu Phi và tháng 5/2014 tuyên bố viện trợ các nước trong khu vực này 12 tỷ USD, đầu tháng 8 vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần đầu tiên, Nhà Trắng đã cam kết từ nay tới năm 2018 sẽ cung cấp các khoản đầu tư và hỗ trợ tài chính mới trị giá 33 tỷ USD cho nhiều lĩnh vực của châu Phi. Cuộc "chạy đua” Mỹ - Trung tại châu Phi diễn ra trong bối cảnh châu lục này đang sở hữu nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày càng trở thành khu vực kinh tế năng động.

Bernanke, Người đứng đầu FED có vai trò quan trọng đưa kinh tế Mỹ ra khỏi suy thoái.

Những chuyển động mới từ các nền kinh tế thuộc các nhóm nước mới nổi và phát triển đang cho thấy xu hướng ngày càng rõ nét về một cuộc "đổi ngôi” của kinh tế toàn cầu. Trong khi các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản vốn trì trệ, suy thoái kéo dài, nay đã chuyển biến tích cực thì "mây đen” lại đang bao phủ các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil…vốn được coi là "động lực” tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

"Học thuyết Kinh tế Abe” còn gọi là "Abenomics”, đang thu hút sự quan tâm của giới lãnh đạo và các chuyên gia kinh tế trên toàn cầu, nhất là ở châu Âu, trong bối cảnh các chính sách mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đang đưa kinh tế "Đất nước mặt trời mọc” dần ra khỏi suy thoái. Đa số người dân Nhật Bản và nhiều chuyên gia kinh tế châu Âu kỳ vọng "Abenomics” là phương thuốc hữu hiệu chống suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, khi mà "những mũi tên” trong chính sách táo bạo này chỉ vừa mới được "phóng đi”, hiện còn không ít quan ngại và nghi ngờ về tính hiệu quả của Abenomics.

TP Cảng Phòng Thành, một thành phố quan trọng thuộc Khu kinh tế VBB Quảng Tây của Trung Quốc.

Tóm tắt: Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng (VBBMR) là sáng kiến do Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đề xuất từ năm 2006 và được các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ASEAN nhất trí nghiên cứu, triển khai. Trải qua chặng đường gần mười năm, dù đã đạt những kết quả nhất định, song khuôn khổ hợp tác này vẫn bộc lộ không ít hạn chế về cơ chế phối hợp, các chương trình hợp tác, tính khả thi; chưa thật sự tạo thành một "kênh” thúc đẩy hợp tác kinh tế Trung Quốc-ASEAN như mục tiêu đặt ra. Trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều thay đổi và hợp tác KTVBBMR có sự tham gia mạnh mẽ hơn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) gần đây, chương trình hợp tác tiểu vùng này đang có những chuyển biến mang tính "bước ngoặt” với cơ hội mới và cả những khó khăn mới.

Các tin đã đưa  

 
Bài đọc nhiều nhất  
Tiếp công dân  
Liên kết website  

Bản quyền thuộc Viện Chiến lược phát triển. Địa chỉ: 65 Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội – Việt Nam
Điện thoại:+84-4-38431848 Fax:+ 84-4-38452209 Email: clpt@mpi.gov.vn
Giấy phép số 549/GP-BC do Bộ Văn hoá - Thông tin (Hiện nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp ngày 19 tháng 12 năm 2004.
Ghi rõ nguồn "Viện Chiến lược phát triển" khi phát hành lại thông tin từ website này.
ictgroup.vn