Đề nghị các chuyên gia nêu cách thức xác định mức tương đồng giữa tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với tốc độ đô thị hóa và mức độ nâng cao đời sống nhân dân tại các đô thị ở Việt nam?
Đề nghị các chuyên gia cho biết công thức tính toán mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa (có thể thông qua một số phương trình hồi qui được không?)
Đối với Việt Nam hệ số tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nên được xác định ở 2 mức: thấp nhất và cao nhất, từ đó áp dụng cho các vùng kinh tế và có thể xây dựng được bức tranh tổng thể phát triển đô thị năm 2035.
ủng nào từ phía nhà tài trợ quốc tế mà theo tôi các đô thị cần từng bước động não, lồng ghép vào các chương trình hành động. Một người dân sống ở đô thị tối thiểu phải được học, được nhắc nhở những việc phải làm (và không được làm) nơi công cộng, như là: không xả rác, khạc nhổ, tiểu tiện, đi đúng làn xe quy định, vĩa hè cho người đi bộ. Tôi mong các dự án đẩy mạnh giám sát thực hiện cho bằng được những điều đơn giản này. Xin cảm ơn. http://nhien2.wix.com/training-experience#!government-client-1/cfut
Xu hướng di dân ra các đô thị lớn ngày càng tăng lên. Thay cho việc đổ dồn về HN và TP.HCM như trước đây, các đô thị cấp 1, cấp 2 cũng đang thu hút cư dân. Khi đã quy hoạch đến tận 20 năm thì phải định hình lối sống trẻ, nhắm vào đối tượng là những người hiện đang học tiểu học, mẫu giáo... Định hình lối sống, tư duy về không gian sinh hoạt, nguồn và phương án tài chính để có thể trang trải chi phí chỗ ở và sinh hoạt tại các khu đô thị mới. Riêng HN và TP. HCM buộc phải giãn dân
Với 20 năm nữa, chúng ta có thể thực hiện được 5 đời dự án, với 5 đời dự án chúng ta vẫn không giải quyết được vấn đề đô thị Việt Nam tại thời điểm này với các lĩnh vực: Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường cảnh quan đô thị,.... Để đẩy nhanh và nâng cao chất lượng, môi trường sống cho đô thị, cần phải tăng cường giám sát, quản lý chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư công (tôi nói là lãng phí đầu tư, không phải lãng phí trong xây dựng). Đây là một lãng phí rất lớn cho xã hội mà đã đến lúc chúng ta đến lúc cần phải xem xét. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Cám ơn bạn Đào Cường. Tôi hoàn toàn đồng ý với gợi ý của bạn rằng một dự án theo cách tiếp cận như vậy không phải là giải pháp đối với quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị cần được lồng ghép trong một quá trình quy hoạch tổng thể và cần được theo dõi sát sao. Cái mà chúng tôi quan sát ở Việt Nam đó là nhiều dạng quy hoạch và tính thực thi yếu kém của quy hoạch tổng thể, điều này vẫn đang diễn ra. Tôi xin kể với bạn ví dụ về thành phố Takoma Park tại bang Maryland của Mỹ, nơi tôi đã từng sống. Thành phố đã thông qua quy hoạch tổng thể của nó vào năm 2000, quy hoạch đó vẫn được áp dụng đến ngày nay.
Điều thú vị mà tôi quan sát được đó là quy hoạch được công khai trên mạng cho bất cứ ai xem, cư dân có một ý tưởng rõ ràng về sự phát triển sẽ diễn ra trong cộng đồng và các đặc điểm không gian của thành phố có xu hướng không thay đổi. Tại Takoma Park, quy hoạch tổng thể đưa ra một tầm nhìn về giới hạn sử dụng và bảo tồn quỹ đất phù hợp với đặc điểm của cộng đồng và thuộc tính tự nhiên ở địa phương. Cái mà chúng tôi không thấy đó là các quy hoạch chồng chéo như quy hoạch giao thông, quy hoạch nước và vệ sinh,…v…v…Khi một dự án được xác định bên trong thành phố, nó trải qua một quy trình tham vấn nghiêm ngặt với cộng đồng về lợi ích được đề xuất và các tác động ngoại lai. Các kết quả tham vấn như vậy trong nhiều cuộc thảo luận chỉ bàn về phạm vi dự án bao gồm chi phí, nhưng cũng can thiệp, làm cho dự án sát với nhu cầu của cộng đồng. Theo cách này, chi phí thực hiện dự án sát với phạm vi thiết kế và cộng đồng đóng vai trò năng động trong việc thực hiện. Cám ơn bạn.
Di dân nông thôn ra thành thị là nhân tố chính của ĐTH, cần chấp nhận áp lực này để tạo cơ sở cho chuyển dịch LĐ và cơ cấu kinh tế. Thậm chí trong 1 giai đoạn nhất định phải chấp nhận sự chênh lệch đáng kể giữa nông thôn và thành thị, chấp nhận áp lực quá tải lên hạ tầng đô thị... không có áp lực này, sẽ vẫn còn tình trạng LĐ vừa thừa vừa thiếu, các KCN tại thành thị vẫn thiếu LĐ, nhưng nông thôn mặc dù thừa LĐ nhưng họ vẫn o di chuyển do chấp nhận mức sống cơ bản mà Nhà nước bằng các chính sách đang duy trì. Thực hiện thành công sự chuyển dịch, đẩy mạnh đô thị hóa sẽ giúp các KCN tại đô thị có LLLĐ dồi dào, từ đó giảm chi phí sx, chuyển dịch LĐ từ khu vực NSLĐ thấp (60%) sang cao từ đó giải quyết được bài toán NSLĐ VN thấp so với trung bình thế giới. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Tôi đồng ý phần lớn với phần bình luận sâu sắc này. Từ những kinh nghiệm trên thế giới, chúng tôi biế rằng di dân là một phần không thể thiếu của quá trình phát triển. Chắc chắn chúng ta nên hy vọng rằng việc tập trung sản xuất và tập trung công việc sẽ chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, việc chuyển tiền từ thành thị về nông thôn sẽ làm giảm bớt khoảng cách thu nhập của hai khu vực này. Việc nhận thức tầm quan trọng của di cư sẽ ảnh hưởng đến tư duy chính sách của chúng ta như thế nào?
Trước tiên, chính sách cần tìm cách loại bỏ các rào cản đối với di cư. Cải cách hệ thống hộ khẩu có thể giảm bớt việc hạn chế di cư, trong một chừng mực nào đó. Thứ hai, đầu tư vào trẻ em bất kể nơi sinh sống nên được xem là ưu tiên hàng đầu, nhờ đó trẻ em sẽ được chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sống hiệu quả và sung túc ở bất cứ đâu khi chúng trưởng thành. Một đứa trẻ sinh ra ngày hôm nay sẽ tham gia vào lực lượng lao động ít nhất đến năm 2075. Thậm chí nếu đứa trẻ được sinh ra tại một khu vực tỷ lệ xuất cư hiện tại tấp (như Vùng núi phía Bắc), thì vẫn có khả năng lớn tại thời điểm nào đó, đứa trẻ đó sẽ di cư đến khu vực thành thị.
Đô thị hóa (ĐTH) tại VN được đánh giá là nhanh, nhưng theo tôi so với các nước có cùng trình độ và tốc độ phát triển thì chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa phát huy tối đa vai trò hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động. Chúng ta đã kéo dài quá lâu sự bao cấp cho khu vực nông thôn, các chính sách ASXH dẫn tới hao tổn nguồn lực, không tạo áp lực mạnh mẽ cho chuyển dịch lao động, cơ cấu kinh tế. Đã đến lúc phải giảm bớt sự bao cấp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; nguồn lực xã hội phải được điều tiết theo quy luật cung cầu, thị trường. Thúc đẩy làn sóng chuyển dịch lao động nông nghiệp ra công nghiệp, nông thôn ra thành thị từ đó nâng cao NSLĐ chung của nền kinh tế (do giảm tỷ trọng LĐ trong nông nghiệp), tạo nguồn cung LĐ dồi dào cho thành thị, giảm bớt chi phí sản xuất. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Có 3 giả định bạn nêu ra chưa đủ sức thuyết phục nên đề xuất về việc thúc đẩy di dân ồ ạt từ nông thôn ra đô thị, chấp nhận chênh lệch nông thôn – đô thị và sức ép quá tải lên hạ tầng đô thị trong giai đoạn chuyển đổi cũng chưa đủ sức thuyết phục. Các giả định đó là:
1.Việt Nam đang bảo hộ và hỗ trợ người dân nông thôn quá lớn nên họ không có động lực di cư ra đô thị: Thực ra nông nghiệp là ngành ít được bảo hộ nhất so với các ngành kinh tế khác tại Việt Nam. So với các nước thì mức độ bảo hộ cho nông nghiệp Việt Nam cũng rất thấp. Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông thôn chủ yếu thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển một số hạ tầng và dịch vụ cơ bản. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn cho đến nay mới chỉ giúp giảm nghèo chứ chưa thực sự tạo ra các cú huých để giúp người dân làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn.
Vì vậy, nông dân vẫn có mong muốn di cư để kiếm việc làm ở đô thị. Vấn đề chính của Việt Nam hiện nay là: (i) khu vực công nghiệp – đô thị không tạo đủ việc làm để rút lao động thặng dư ra khỏi nông nghiệp, nông thôn; (ii) đào tạo nghề chưa phù hợp nên người dân khó kiếm việc làm theo đúng chuyên môn để nhận mức lương xứng đáng; (iii) di cư nông thôn ra thành thị phần nhiều tham gia vào khu vực phi chính thức, không có hợp đồng lao động, thiếu bảo hiểm và an sinh xã hội đầy đủ nên nông dân chưa sẵn sàng di cư cả gia đình và nhường lại ruộng cho các nông dân khác.
2.Năng suất lao động nông nghiệp thấp nên cần chuyển người dân sang khu vực có năng suất lao động cao hơn: Có 2 vấn đề với giả định này: (i) năng suất lao động chỉ là phương tiện chứ không phải là mục tiêu cuối cùng chúng ta cần vươn tới. Điều quan trọng hơn là người dân phải có thu nhập và mức sống cao hơn. Tăng năng suất lao động không có nghĩa là thu nhập của người lao động có thể tăng lên nếu như phần lớn giá trị gia tăng rơi vào túi người chủ đi thuê lao động hoặc bóc lột sức lao động quá mức; (ii) hiện thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 35% tổng thu nhập của hộ nông dân và nông dân cũng chỉ dành khoảng 30-40% thời gian lao động cho lĩnh vực nông nghiệp. Nếu chỉ tính năng suất lao động nông nghiệp bằng cách lấy GDP nông nghiệp chia cho tổng lực lượng lao động nông nghiệp thì có nghĩa chúng ta đã ép năng suất lao động nông nghiệp thấp hơn mức thực tế. Và tương tự chúng ta cũng nâng mức năng suất lao động của khu vực phi nông nghiệp cao hơn mức thực tế vì không tính đầy đủ tới lao động di cư ra đô thị trong khu vực phi chính thức và thời gian lao động nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.
3.Di dân nông thôn ra thành thị là nhân tố chính của ĐTH, cần chấp nhận áp lực này để tạo cơ sở cho chuyển dịch LĐ và cơ cấu kinh tế. Thậm chí trong 1 giai đoạn nhất định phải chấp nhận sự chênh lệch đáng kể giữa nông thôn và thành thị, chấp nhận áp lực quá tải lên hạ tầng đô thị...: Kinh nghiệm của các nước cho thấy cho thấy không thể đô thị hóa bằng mọi giá. Đô thị hóa chỉ thành công nếu đóng góp được vào tăng trưởng chung mà không gây nên tắc nghẽn ở đô thị, không làm gia tăng bất bình đẳng, tận dụng lợi thế so sánh tốt nhất của mỗi vùng theo các quy mô đô thị với các chức năng phù hợp, tạo hiệu ứng lan tỏa từ phát triển đô thị.
Vì vậy, thay bằng việc đô thị hóa ồ ạt, Việt Nam cần tính tới phát triển lan tỏa, cân bằng, hài hòa và liên kết mạnh mẽ giữa đô thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp để tận dụng lợi thế so sánh tốt nhất của mỗi vùng, mỗi ngành theo đúng chức năng. Mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập, đảm bảo việc làm và an sinh xã hội, tạo cơ hội để phát huy tốt nhất khả năng của mỗi cá nhân lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Tôi ủng hộ việc xây dựng đường phố, phát triển giao thông công cộng cho đô thị. Tuy nhiên với tư cách là người dân, tôi chưa từng được nhìn thấy một bản kế hoạch dài hạn (10 năm-20 năm) nào. Dẫn đến là luôn "bất ngờ" khi có con phố được xây mới, công trình được cải tạo, cây xanh bị phá bỏ... Tất nhiên, những công trình này đều mục đích có lợi cho người dân và sự phát triển đô thị. Nhưng người dân cũng có nhu cầu được biết các kế hoạch này, để họ sắp xếp nơi ăn chốn ở, hay thậm chí kế hoạch đầu tư vào nhà đất, xây dựng địa điểm làm ăn. Các chuyên gia vui lòng giải thích giúp tôi điều này? Tôi xin cảm ơn. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Trên thực tế là có các kế hoạch và chúng được công bố một cách công khai theo các quy định hiện hành, nhất là luật quy hoạch đô thị năm 2009. Có ba loại quy hoạch tổng thể gồm: quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể không gian và quy hoạch tổng thể các ngành (như giao thông chẳng hạn). Tất cả các quy hoạch tổng thể đều được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và phải công bố rộng rãi trong vòng 30 ngày kể từ khi được phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề là việc công bố này mang tính hình thức rất cao. Với cách công bố như hiện nay, rất khó để người dân biết được về các quy hoach. Một vấn đề khác và tính khả thi của các bản quy hoạch rất thấp. Ví dụ, giai đoạn 2007-2012, vốn đầu tư cho giao thông (cầu, đường) trên địa bàn TPHCM khoảng 45.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 5,08% nhu cầu vốn theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Năm năm chỉ thực hiện được 5%, nhưng theo kế hoạch điều chỉnh dược Thủ tướng phê duyệt năm 2013 con số nhu cầu vốn được đưa ra còn cao hơn nhiều lần. Hay như trường hợp Quảng Ngãi, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 lên đến 159.000 nghìn tỷ đồng, nhưng số thực hiện thực tế trong bốn năm qua chưa đến 1/3 con số kế hoạch. Nhìn chung công tác quy hoạch đô thị ở Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề và Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện công tác quy hoạch.
Sự mở rộng của các đô thị về mặt hành chính kéo theo ngày càng mở rộng quy mô dân cư (dân nhập cư), và chiều ngược lại, dân cư tập trung về các đô thị để kiếm sống ngày càng nhiều cũng kéo theo áp lực mở rộng quy mô địa lý và cơ sở hạ tầng của thành phố. Điều rõ ràng là hiện nay thành phố đang trở nên quá tải (về nơi ăn chốn ở, điện nước, đuòng xá, cơ sở hạ tầng khác...). Nếu nhìn thành phố Bắc Kinh hay Bangkok, đi trước chúng ta 20 năm, nhưng những hiện tượng như tôi vừa nêu vẫn còn tồn tại, thậm chí đang trong tình trạng cực kỳ quá tải và cực kỳ tệ. Vậy Việt Nam cần làm gì để tránh cái bẫy đã nhìn thấy trước mắt như vậy? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Quan trọng là những thành phố của Việt Nam bắt đầu tập trung vào quản lý sử dụng đất đai hiệu quả và lập kế hoạch chuyển hướng tập trung nhiều vào việc tạo ra các thành phố hỗ trợ người dân có ít đất đai hơn mà những quốc gia như Hàn Quốc và Singapore đã làm từ trước đến nay. Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới về thay đổi khung cảnh của Đông Nam Á, những thành phố như Seoul có mật độ dân số đô thị khoảng gần 10500 người/km2. Seoul cũng đã đảm bảo giao thông công cộng là hình thức di chuyển phổ biến nhất. Điều này khuyến khích phát triển đô thị và cho phép người dân sống và vui chơi gần nơi làm việc của họ.
Theo ý kiến của tôi, câu hỏi quan trọng là làm thế nào để thay đổi động lực để tránh sự tập trung quá tải và tắc đường tại các thành phố. Có 2 lựa chọn chiến lược: 1) Tránh tập trung công nghiệp hóa và đô thị hóa bằng việc tận dụng lợi thế so sánh của Việt Nam về Nông nghiệp, công nghệ thông tin (IT) và du lịch, và 2) Tái cấu trúc việc phát triển đô thị bằng cách tận dụng lợi thế so sánh của địa điểm, bao gồm: i. Các thành phố đô thị trung ương: tập trung dịch vụ hành chính, tài chính và ngân hàng và thương mại. ii. Khu vực đô thị vệ tinh: tập trung công nghệ tiên tiến, y tế, giáo dục, sản xuất, quốc phòng, giải trí. iii. Các khu vực ven đô thị: tập trung vào (i) các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và công nghệ cao, hoa kiểng, cá cảnh (các hàng hóa khác nên được mang từ những nơi khác đến); (ii) không gian xanh: rừng, mặt nước, đồng cỏ; (iii) dịch vụ môi trường: chôn lấp chất thải; (iv) Văn hóa, giải trí: công viên, chùa, nghĩa trang; (v) Khu vực dân cư; (vi) dịch vụ. v. Thị trấn nông thôn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp: tập trung vào (i) các cụm công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp; (ii) các dịch vụ xã hội nông nghiệp; (iii) dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất và kinh doanh nông nghiệp; (iv) khu nghỉ dưỡng cho người già.
Đô thị hóa của Việt Nam trong hơn 20 năm qua chủ yếu theo chiều rộng, quy mô diện tích đất đô thị tăng rất nhanh thông qua việc nâng cấp hành chính chính đô thị từ thị trấn lên thị xã, từ thị xã lên thành phố,... Trong khi đó chất lượng đô thị tăng không tướng xứng với quy mô độ lớn đô thị. Không thể phủ nhận vai trò của đô thị đối với sự tăng trưởng kinh tế, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị được cải thiện, nhưng nhiều vấn đề xã hội và môi trường đã nảy sinh cùng quá trình tăng trưởng này. Công tác lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý thực hiện quy hoạch cùng các quy định hiện hành của pháp luật đang là những thách thức của quá trình đô thị hóa trong thời gian 20 năm tới. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Tôi hoàn toàn đồng ý. Thực thi quy hoạch đô thị là quan trọng nhằm đạt được những lợi ích từ đô thị hóa nhanh chóng.
Theo tôi, có một khoảng cách lớn về năng lực trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ cần nhiều nhân viên có trình độ hơn với thu nhập cao hơn trong quy hoạch đô thị. Đây sẽ là một cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời trong 10 năm tới.
Thầy ơi! Thầy nên làm một cuộc khảo sát bỏ túi, để biết trong các khu đô thị hiện hữu, có bao nhiêu khu đã có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn không ạ? Thậm chí, có được mấy khu thực sự xây dựng và vận hành hệ thống này? Đây là một điểm trừ nặng lắm cho phát triển đô thị và khu dân cư ở VN hiện nay, và theo em cả 10, 20 năm nữa nếu không thay đổi cách quản lý và giám sát công trình. Hiện nay, nước thải công nghiệp luôn bị chiếu tướng, nên việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải luôn được quan tâm hơn các khu đô thị, kết quả là, gần 100% các khu đô thị đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đó. Thầy ơi, em kính gửi Thầy một khía cạnh nhỏ để Thầy có thêm tư liệu cho chuyên đề này ạ. Kính chúc Thầy luôn năng động và có nhiều đóng góp hữu ích hơn nữa cho nước mình. Học trò. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Cảm ơn bạn. Chúng tôi rất đồng ý với những vấn đề bạn nêu ra. Vấn đề này đã được phân tích rất rõ trong "Báo cáo Đánh giá Nước thải đô thị Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển của Úc (Australian Aid) thực hiện. Theo số liệu trong báo cáo này, hiện mới chỉ có 4% nước thải được xử lý còn lại đang được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi. Hơn thế, thiệt hại kinh tế từ vấn đề vệ sinh yếu kém hàng năm ở Việt Nam lên đến 780 triệu đô-la, tương đương 1,3% GDP. Nhu cầu vốn cho việc xử lý nước nước thải ở Việt Nam là rất lớn. Dự tính nhu cầu từ nay đến năm 2025 vào khoảng 8,3 tỷ USD. Con số đến năm 2035 chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Nói chung xử lý nước thải rõ ràng là một vấn đề rất lớn và cần giải quyết trong thời gian tới. Đây sẽ là một vấn đề được phân tích trong báo báo 2035 của chúng tôi. |
|
|
||
|