Cải cách thể chế có ý nghĩa như thế nào trong việc thay đổi tình hình phát triển khoa học công nghệ và sáng tạo hiện nay tại Việt Nam? Cụ thể hơn, cần những bước đi như thế nào để cải thiện tình hình?
Năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về Phát triển Khoa học và Công nghệ trong đó đặt phát triển khoa học công nghệ làm ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Vào năm 2013, Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam (Vietnam Silicon Valley). Tôi muốn hỏi hiện các dự án này đang như thế nào rồi? Và đã có đóng góp được gì cho xã hội? Tôi xin cảm ơn.
Hiện nay có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu cấp thiết phải đầu tư công nghệ hiện đại để theo kịp xu thế toàn cầu, tránh tụt hậu, với năng lực tài chính hạn chế của quốc gia. Việt Nam cần Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Tất nhiên, bất kỳ quốc gia cũng phải đối mặt với sự lựa chọn về đầu tư cho phát triển, và các nguồn tài nguyên thì không bao giờ đủ cho bất kỳ lĩnh vực nào – xã hội càng đầu tư nhiều vào con người, như đầu tư vào các trường đại học, thì các nguồn tài nguyên đầu tư cơ sở hạ tầng, như cảng, đường cao tốc, và các nhà máy điện càng ít đi. Khi một thảm họa tự nhiên xảy ra, ví dụ một cơn bão, liệu có ai có thể nói rằng sự cứu trợ nhân đạo không phải là một ưu tiên? Tôi không nghĩ rằng đầu tư vào công nghệ hiện đại lại đi ngược với quy luật này. Một quốc gia có thể mượn nguồn lực bên ngoài để đáp ứng những khoảng trống hiện tại, nhưng cần phải thận trọng để các nguồn lực được sử dụng hợp lý, từ đó dẫn đến dòng thu nhập trong tương lai để có thể trả nợ - vay tiêu hoang phí là không khôn ngoan, vì nguồn thu trong tương lai là không chắc chắn. Một lượng tài nguyên nhất định luôn gắn liền với khẳ năng thay thế của hiệu suất hoặc sản lượng – các nhà kinh tế gọi là "giói hạn hiệu quả". Vì vậy, câu hỏi thực sự là Việt Nam làm thế nào để có thể di chuyển đến gần giới hạn hiệu quả về đầu tư Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (STI)? Tinh giản bộ máy quan liêu, đơn giản hóa các quy định và khuyến khích vai trò lớn hơn cho khu vực tư nhân đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) là một số cách để thực hiện điều này. Có một số nhu cầu cấp thiết có xu hướng kéo dài, có nghĩa là các vấn đề không thể được giải quyết bằng cách đầu tư tài nguyên khẩn cấp, và sau đó chúng ta có thể nhanh chóng quên đi vấn đề này. Theo tôi, giáo dục là một vấn đề "khẩn cấp thường xuyên”- một đất nước cần những con người có lựa chọn thông minh, phát triển các sản phẩm thông minh. Các điều kiện nền tàng cần bắt đầu sớm, ngày từ trường mầm non và tiểu học.
Việt Nam nên ưu tiên phát triển công nghệ nào để tránh lạc lõng và tụt hậu trong thế giới biến động từng ngày? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Nếu biết được câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ tôi đã rất giàu, và có lẽ tôi không cần phải làm việc nữa, chỉ cần nằm nghỉ trên bãi biển, trên hòn đảo riêng của mình và tận hưởng thiên nhiên. Tôi không có ý pha trò ở đây, mà đây là một câu hỏi rất thông minh, và câu hỏi này thông minh bởi vì trả lời câu hỏi đó không hề dễ. Ví dụ, tôi có thể nói là nên phát triển ngành sản xuất pin và ắc qui. Thị trường máy điện và điện tử rất phát triển, từ xe hơi chạy điện không người lái cho đến đồng hồ, máy tính, ví dụ đồng hồ apple cứ 16 tiếng lại phải sạc lại pin một lần. Nếu Việt Nam tập trung đầu tư nghiên cứu, thí nghiệm các loại pin mới, sử dụng vật liệu mới, hoặc tìm cách kiềm chế sự hình thành dendrite trong các pin lithium (và đây chỉ là một số vấn đề cần giải quyết) thì lợi nhuận mang lại sẽ vô cùng lớn. Hoặc các bạn có thể nghiên cứu sản xuất thuốc ngăn ngừa quá trình lão hóa, hay các thiết bị sinh học giúp tăng cường khả năng của con người, ví dụ tăng cường khung xương cho người lính hay tạo các phiên bản như thật giống trong phim "người thép”. À, tôi còn quên công nghệ người máy. Người máy sẽ là chìa khóa mở mọi cánh cửa. Người máy sẽ giúp tìm kiếm khoáng sản dưới đáy đại dương mà từ bao thế kỷ con người đã không làm được. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, chắc chắn ta sẽ phải sử dụng công nghệ nano – như K Eric Drexler đã nói, công nghệ đó sẽ giúp tạo ra một "sự thừa thãi triệt để” và là một cuộc cách mạng của mọi cuộc cách mạng, sau khi chế ngự được công nghệ nano ta không cần cuộc cách mạng nào nữa. Hiện tại, khi chưa có quả cầu pha lê hoặc cỗ máy thời gian giúp đoán trước tương lai thì làm sao chúng ta có thể biết được Việt Nam nên đi theo lựa chọn nào trước thực tế rằng tương lai là ẩn số khó đoán định? Tôi xin diễn đạt câu hỏi của bạn theo cách khác đi một chút. Câu hỏi không phải là Việt Nam cần ưu tiên công nghệ nào hay những loại công nghệ nào, mà vấn đề ở đây là Việt Nam cần làm gì để không bị tụt hậu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão? Nếu bạn chưa từng thử bao giờ thì tôi khuyên bạn hãy kiếm một ống viễn vọng và nhìn lên sao Mộc. Bạn sẽ thấy một chấm đỏ khổng lồ – đó chính là cái mà bạn nhìn thấy trong đời thực mặc dù bạn có thể đã từng nhìn thấy hàng trăm bức ảnh của nó trong sách, tạp chí hay trên internet. Cái chấm đỏ đó thực ra là một cơn bão khổng lồ trên sao Mộc, một cơn bão đứng yên một chỗ chứ không giống các cơn bão trên trái đất và vẫn đang gầm rú hàng trăm năm nay trong một không gian có thể chứa 3 đến 4 hành tinh lớn như trái đất. "Cuộc cách mạng công nghệ” cũng giống như vậy, đó là một cơn bão lớn có trước khi xuất hiện loài người trên trái đất này và có thể sẽ kéo dài mãi mãi. Và dù bạn đo đếm như thế nào, bạn cũng sẽ thấy cơn bão công nghệ trên trái đất ngày càng mạnh lên, tác động lên nhiều lĩnh vực hơn trên trái đất và trong cuộc sống loài người. Nhưng từ trước đến nay các cơn bão trên trái đất thường được gắn với sự hủy hoại bởi con người chưa có công nghệ chế ngự được năng lượng của chúng, vì vậy thay vì dùng hành ảnh cơn bão ta hãy chuyển sang dùng hình ảnh khác. Hãy nghĩ đến thác nước chảy từ trên đập nhà máy thủy điện Sơn La xuống – năng lượng tự nhiên đã bị công nghệ chế ngự, và mỗi một tuốc bin trong số 6 tuốc bin tại đó sản sinh ra một lượng điện kinh ngạc là 400 MW. Câu hỏi ở đây là Việt Nam có thể tận dụng cuộc cách mạng công nghệ như thế nào một cách tốt nhất, để từ thiên nhiên hoang dại có thể tạo ra được nhà máy điện Sơn La thay vì để cho nó tự do trở thành cơn bão Hải Yến. Tất nhiên còn nhiều việc phải làm, nhưng tôi chỉ xin phép nêu ba vấn đề quan trọng nhất: (i)tiếp tục phát triển thị trường theo chiều sâu – thị trường là một thể chế phát triển bậc cao, nó cung cấp tín hiệu phản hồi đối với tất cả các chính sách thông qua tấm mạng che được dệt bởi những vấn đề không chắc chắn trong tương lai, cái mà nhà kinh tế học nổi tiếng người Ba Lan Oscar Lange trước đây gần một thế kỷ đã nhắc đến, và cùng với Abba Lerner, ông đã phát minh ra khái niệm "chủ nghĩa xã hội thị trường”; (ii) các trường đại học tại Việt Nam phải thực sự hành động ngay bây giờ. Trong thời đại mà ai cũng có thể truy cập để tìm hiểu về bí quyết và công nghệ ngay tức thì từ bất kì nơi nào trên thế giới thì không có lí gì mà một sinh viên giỏi và chăm học lại phải ra nước ngoài để tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng; ngoài ra, sự tách biệt giữa trường đại học và viện nghiên cứu là sự sai lầm từ thời Liên Xô và cần phải xem lại; (iii) cần tăng cường đầu tư R&D cả về chất lượng và số lượng, trong cả khu vực công và tư, trong đó nhà nước đầu tư vào ‘nghiên cứu’ và tôi coi đây là một loại hàng hóa công còn các doanh nghiệp thì sử dụng kết quả nghiên cứu để phát huy đổi mới sáng tạo. Liên kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, người sử dụng (ví dụ nông dân, doanh nghiệp nhỏ) có vai trò rất quan trọng. Ta có thể đưa ra nhiều dự đoán về những lĩnh vực mà Việt Nam hiện đã có lợi thế tương đối nhưng tất cả những điều đó còn phụ thuộc vào kết quả nhân rộng thông qua thị trường—có như vậy thì nghiên cứu mới thực sự có hiệu quả. Ở một mức độ nào đó, đây sẽ là các khoản đầu tư mang tính chất đầu cơ, nhưng ta có thể làm như vậy nếu rủi ro thấp và triển vọng thu kết quả cao. Dự án FIRST đang hỗ trợ một quá trình như vậy và ta có thể nhận thấy triển vọng trong một số lĩnh vực như trồng hoa, cây ăn quả, nuôi cá và thủy sản nước ngọt, thiết bị y tế, và trò chơi trên máy tính/thiết bị di động. Liệu Việt Nam có thể phát triển một ngành trồng hoa và hệ thống tiếp thị hiện đại để có thể thách thức các nước như Kenya và Colombia hay không? Câu trả lời là có.
Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp mới tham gia thị trường trong lĩnh vực công nghệ dành cho điện thoại, máy tính, thương mại điện tử rất nhiều. Trong khi đó, các ngành như nông nghiệp, kỹ thuật lại chưa có nhiều người theo đuổi. Xin hỏi Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy phát triển các ngành này. Chính phủ và World Bank có hỗ trợ gì đặc biệt cho các ngành này không? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Hiện tượng này đơn giản chỉ là vấn đề kinh tế. Chi phí để phát triển một sản phẩm mới kiểu như một ứng dụng android khá rẻ - đây chỉ là một sản phẩm sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Các nhà phát triển phần mềm Andoid và iOS không gặp rào cản nào cả. Công việc phát triển một phần mềm ứng dụng khá dễ dàng và chúng ta thấy có vô số các mô hình miễn phí "freemium”, tức là có thể tải phần mềm miễn phí với các chức năng cơ bản, nhưng sẽ phải trả phí nếu muốn dùng thêm các tính năng nâng cao. Chi phí cận biên để có thêm một người dùng mới là zero, trong khi phí sử dụng rất rẻ, ví dụ 20.000 đồng một phiên bản nhưng do có hàng nghìn khách hàng sử dụng nên dễ kiếm được khoản lợi nhuận hấp dẫn. Tất nhiên là rất nhiều nhà phát triển biết điều này, vì vậy thị trường rất, rất cạnh tranh. Chỉ cần thử tìm trên internet sẽ thấy ngay hiện nay đang có 1,3 triệu ứng dụng android và 1,2 triệu ứng dụng iphone. Nếu muốn hiểu thêm về con số này, ta thử tưởng tượng nếu chỉ cần 1 phút để tải về và thử chạy một ứng dụng thì sẽ mất 2,5 năm để thử tất cả các phần mềm hiện có. Nhưng đến lúc thử xong toàn bộ thì con số các phần mềm có thể đã tăng thêm gấp 4 lần rồi. Vì vậy mới có các ứng dụng, blog và sáng kiến mạng xã hội để giúp mọi người lựa chọn những phần mềm mà họ thực sự muốn thử. Và lại có những blogs giúp cho người sử dụng bị mất phương hướng có thể tìm được mình muốn xem blog nào. Đại loại bức tranh là như vậy. Đối với các sản phẩm khác trên thực tế tình hình đáng tiếc lại không đơn giản như vậy, nhưng chúng ta dần dần cũng sẽ đến đích. Để tạo một giống trái cây mới, ví dụ loại trái cây có thể giữ được lâu hơn, hoặc có thể thu hoạch trái mùa thì thời gian sẽ mất hàng năm, ngoài ra lại đòi hỏi phải nghiên cứu và thí nghiệm mà kết quả chưa biết sẽ thế nào. Chính vì lí do không chắc chắn như vậy mà khu vực công càng cần đầu tư hơn vào R&D (nghiên cứu & phát triển) trong nền kinh tế thị trường. Nhưng công tác nghiên cứu trong khu vực công, ví dụ trong việc tạo giống vải cho thu hoạch sớm 2 tuần hoặc muộn 2 tuần so với thời điểm thu hoạch hàng loạt, lại phải được bổ trợ bởi các doanh nghiệp. Tiếp tục với vị dụ về giống vải mới, Viện Nghiên cứu Rau Quả (FAVRI) (www.favri.org.vn) đã lai giống thành công giống vải như vậy bằng cách lai ghép giống, và đồng thời tập huấn nông dân để nhân giống mới trên diện rộng. Có lẽ sẽ là quá nhiều nếu ta đòi hỏi các nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu phải đảm nhận cả công tác thương mại hóa và tiếp thị. Chắc chắn là các tổ chức như FAVRI có thể thành lập một bộ phận thương mại và hợp tác với các nhà sản xuất và công ty thương mại, nhưng ở đây chúng ta cần một sự hợp tác sâu rộng từ phía các doanh nhân, người bán hàng và các doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam, thông qua các bộ như Bộ NNPTNT, Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, đã đầu tư và hỗ trợ nâng cao năng lực nhiều cho các trường đại học và viện nghiên cứu—một số nhà khoa học tại các viện nghiên cứu của Việt Nam đã tỏ ra rất tài giỏi bởi họ đã có những phát minh sáng kiến trong điều kiện nguồn lực thiếu thốn. Chính phủ cần tiếp tục quá trình đó, và Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ chính phủ thông qua các dự án như FIRST và VIIP. Ngân hàng Thế giới có thể giúp các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp hợp tác đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn. Vấn đề cơ khí sẽ không giống vấn đề nông nghiệp. Cũng giống như phần mềm đã mang lại những thay đổi đối với phần cứng, công nghệ sinh học cũng sẽ làm thay đổi nền nông nghiệp. Chuẩn hóa qui trình sản xuất chế tạo, và cái gọi là "internet of thing” (cái internet) sẽ tạo cơ sở giúp tạo phát minh sáng chế trên nền tảng đó trở nên thông dụng. Trở lại với một câu hỏi trong phần đầu, tôi đã cung cấp nguồn tham khảo về vấn đề này, ví dụ tại trang mô tả nhiều sản phẩm rất kì dị thingiverse.
Trong lĩnh vực khoa học, Việt Nam có lợi thế về khoa học trái đất và môi trường và nghiên cứu y sinh học. Vậy Việt Nam có nên đầu tư sâu hơn vào lĩnh vực này, trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới không?
Chúng ta nói nhiều về Cải cách tài chính của các trường đại học - trao quyền tự chủ cao hơn và tạo cơ hội để thu hút thêm các nguồn tài trợ nghiên cứu và những nhà khoa học tài năng là những lĩnh vực đổi mới chính sách cấp bách. Nhưng điều này nhiều năm vẫn chưa thực hiện được, theo ông Nguyên nhân là do đâu? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Tài chính là một vấn đề rất lớn của các trường vì nhờ nó mà các trường duy trì và nâng cao được chất lượng đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động khác, thực hiện được mục tiêu công bằng và hiệu quả trong giáo dục đại học. Nhu cầu về tài chính cho giáo dục đại học đang ngày càng cao. Đúng là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học công lập. Nghị định 43 tạo khung pháp lý để các trường tổ chức các hoạt động tài chính một cách hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng tốt hơn. Ví dụ, mở rộng quyền huy động vốn; mở rộng quyền tổ chức các hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết theo chức năng nhiệm vụ…Tuy nhiên, Nghị định 43 mới chỉ là giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ thực sự về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp và các nguồn tài chính khác. Đây là một bất cập lớn cho các trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp, không bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xuyên nên việc thực hiện tự chủ tài chính không thực chất. Không có sự cân đối lại tài chính một cách tổng thể của Nhà nước và sự đóng góp của người học thì khó có thể giải được bài toán nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy 4 trong số 70 trường đại học công lập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thí điểm tự chủ, nhưng sau bốn năm thực hiện các trường này vẫn không có gì khác trước (trường đại học Ngoại Thương, đại học Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Kinh tế tp Hồ Chí Minh). Những trường này thậm chí trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính, đã gặp phải một số những khó khăn như nguồn thu giảm, không tăng được thu nhập của đội ngũ giảng viên, cán bộ, không có nguồn tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất, cũng như thực hiện chế độ ưu đãi khuyến khích. Trường tự chủ, nhưng quyền lợi từ cơ chế về nguồn thu không được hưởng hơn so với các trường ĐH công lập khác. Trường không thể phát triển thêm nguồn thu để tự đảm bảo và do đó không thể thực hiện định mức chi cao hơn. Như vậy tuy được giao tự chủ cho các trường đại học trong đó có tự chủ tài chính, nhưng những hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành của các trường đại học vẫn chưa thực hiện được, nguyên nhân là do cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. trước hết là việc ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách tự chủ tài chính chưa kịp thời và chưa hợp lý. Mức học phí thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên. Chính sách học phí của Việt Nam đã được giữ nguyên trong một thời gian trên 10 năm (từ 1998 đến 2009), đến năm 2010 được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP với mức điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ 20-25% mỗi năm. Tuy vậy theo tính toán đến năm 2015 mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được khoảng một nửa chi phí đào tạo cần thiết; Thứ hai, việc phân bố ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo. Việc giao dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo cơ chế khoán, chủ yếu dựa vào các yếu tố "đầu vào”, nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn ngân sách với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó không tạo được động lực cạnh tranh giữa các trường đại học công lập; Thứ ba, việc giao tự chủ tài chính nhưng không được giao tự chủ về mức thu học phí, các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp, không bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xuyên nên việc thực hiện tự chủ tài chính không thực chất; Thứ tư, việc thực hiện chính sách miễn thu học phí đối với học sinh sư phạm, dẫn đến các trường đại học sư phạm thiếu nguồn thu, dẫn đến thiếu sự công bằng, bao cấp cho cả người giàu và người nghèo, làm cho một bận phận ngân sách hỗ trợ cho những sinh viên giàu bị lãng phí, không phát huy được hiệu quả; Thứ năm, việc hạch toán thu chi của các trường cũng còn nhiều bất cập, chưa tính toán được suất đầu tư cho sinh viên ở mỗi ngành nghề khác nhau; nguồn tài chính từ nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, các nguồn tài trợ, của các trường chiếm tỷ lệ quá thấp so với ngân sách nhà nước và học phí; các trường chưa đổi mới một cách toàn diện, ví dụ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa chi tiết, chưa đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chưa chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Đặc biệt là chưa xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn; chưa có giải pháp của riêng mình để huy động mọi cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình phát triển chất lượng đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, cũng chưa có giải pháp tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài; chưa thât công khai, minh bạch, chưa có cơ chế và cơ quan kiếm soát, thanh tra nội bộ về tài chính, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, trong đó cơ chế Hội đồng trường ở tất cả các trường đều không có hiệu lực; Thứ sáu, nhà nước chưa phát huy được việc sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, theo hướng ưu tiên các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội, nghề đào tạo xã hội có nhu cầu cao, cắt giảm mức hỗ trợ đào tạo đối với các ngành nghề xã hội đã có đủ, hoặc đang dư thừa, sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để điều chỉnh sự mất cân đối về ngành nghề đào tạo trong giáo dục đại học, dẫn đến còn mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo; Thứ bảy, cơ chế phân bổ nguồn lực NSNN hiện hành trong giáo dục đại học chưa tạo sự bình đẳng giữa cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, vẫn thể hiện sự ưu tiên cho các cơ sở đào tạo công lập, không khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phát triển; nhà nước chưa tạo ra cơ chế phù hợp để nguồn lực công được phân bổ cho những cơ sở đào tạo có khả năng sử dụng hiệu quả nhất. Muốn thực hiện tốt quyền tự chủ tài chính của các trường thì phải giải quyết một cách đồng bộ 7 bất cập trên đây, trong đó vai trò chính là của các Bộ, ngành mà Bộ Tài chính đóng vai trò chủ đạo.
Trong khi ở nhiều nước khối doanh nghiệp (DN) tư nhân đầu tư nhiều cho đổi mới KH&CN, đầu tư tư nhân chiếm ưu thế trong tỉ trọng đầu tư cho phát triển (có thể đạt trên 80%), thì ngược lại ở Việt Nam đầu tư cho phát triển từ nguồn vốn Chính phủ chiếm đến 90%, chỉ còn lại khoảng 10% từ khối DN tư nhân. Điều này nói lên điều gì, và để lại hệ quả như thế nào cho sự phát triển nói chung của Việt Nam?
Tôi tin rằng để Việt Nam phát triển bền vững và có thể được so sánh với các nước khác ở Đông Nam Á trong 20 năm tới , chúng ta chắc chắn cần phải thay đổi tư duy con người / quyền sở hữu của mỗi người Việt Nam thông qua các chương trình giáo dục / hội thảo cộng đồng/ áp phích / phương tiện truyền thông.... để thúc đẩy mọi người Việt Nam đóng góp, cam kết thay đổi chính mình, tạo hành vi tốt hơn, biểu hiện tốt hơn, tư duy sáng tạo hơn…
Luật Khoa học công nghệ sửa đổi có hiệu lực từ năm 2014 có nêu: Ngoài đầu tư của nhà nước tối thiểu bằng 2% tổng chi ngân sách (Điều 49), bắt buộc các doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận trước thuế của họ đề đầu tư lại cho nghiên cứu R&D thông qua việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp (Điều 55, 56). Điều này đang được thực hiện đến đâu? Cơ chế kiểm tra và giám sát như thế nào để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện theo? Có chế tài gì để xử lý nếu Doanh nghiệp không tuân thủ. Hay đây chỉ là điều khoản mang tính “khuyến khích”? Tôi xin cảm ơn.
Theo cảnh báo của WB, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập Trung Bình, khi không phát triển hay có đột phá về khoa học công nghệ, cũng không thể tăng năng suất, hay cạnh tranh về sản phẩm với các nước khác. Vậy các nước đã trải qua bước phát triển này của Việt Nam có những kinh nghiệm gì cho Việt Nam để phát triển khoa học công nghệ, tránh sập bẫy thu nhập trung bình? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm và sẽ trao đổi về nội dung này. Trong 1 báo cáo của chuyên gia Hàn Quốc, GS. Kim Hungsun, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nghiên cứu biên tập công trình khoa học châu Á đã có báo cáo "Chính sách, cơ chế và chiến lược phát triển Khoa học & Công nghệ của Hàn Quốc: Tri thức và Kinh nghiệm”. Báo cáo đã nói về những thời kỳ phát triển của Hàn Quốc, trong đó nhấn mạnh quá trình phát triển của khoa học công nghệ và sáng tạo. Thế giới đã có những thay đổi lớn, theo sự phát triển kinh tế thì xã hôi Hàn Quốc cũng đã chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp (Agricultural Society) sang xã hội công nghiệp (Industrial Society) , chuyển sang xã hội thông tin (Information Society) và tiến đến xã hội tri thức (Knowledge Sciety). Sản phẩm cũng được phát triển từ sản phẩm thô, sản phẩm nông nghiệp (Raw material, Agricultural products) lên sản phẩm công nghiệp (Industrial products) , sản phẩm thông tin (Information products) và sản phẩm tri thức (Knowledge products). Thu nhập quốc dân của Hàn Quốc năm 1970 khoảng 10.000 US$, Hàn Quốc bắt đầu xây dựng đường cao tốc, công viên công nghiệp, bắt đầu phong trào xây dựng lại, tái cấu trúc. Năm 1980, bình quân đầu người khoảng 15.000 USD, Hàn Quốc xây dựng công nghiệp công nghiệp dệt, công nghiệp điện tử nội địa, công nghiệp thép, công nhghiệp lọc dầu; năm 2000 bình quân đầu người 20.000 USD, xây dựng công nghiệp bán dẫn, công nghệ thong tin, công nghiệp ô tô, công nghiệp tàu thuỷ; năm 2014 GDP đầu người Hàn Quốc là 26.205 US$. Nền công nghiệp nhẹ Hàn Quốc đã giảm mạnh từ năm 1970 đến năm 2010 gồm cả công nghiệp thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, sản phẩm dệt, da, gỗ, giấy… Phát triển mạnh mẽ công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất, bao gồm: hoá dầu, than, sản phẩm hoá học, sản phẩm phi kim loại, thép, máy phát điện, điện tử, thiết bị chính xác, giao thong…Phát triển khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc, thành lập viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) 1966, Tập đoàn Công nghiệp Nặng Huyndai 1972, Huyndai Motors 1974, Samsung 1983, các trường đại học đẳng cấp quốc tế 1990…Từ năm 1975-1995 Hàn Quốc đã xuất khẩu 30 lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thay đổi cấu trúc "động” về khoa học và công nghệ chia ra các thời kỳ 1960-1970; 1989-1990 và 2000-đến nay thì trung tâm là công ty, doanh nghiệp… Hàn Quốc đổi mới cả ở vi mô và vĩ mô, trong đó công nghiệp tư nhân giữa vai trò dẫn đầu trong nghiên cứu-phát triển và đổi mới sáng tạo. Hàn Quốc đã trải qua 7 nền Cộng hoà, đáng chú ý nhất là nền Cộng hoà thứ Ba (1963-1972); nền Cộng hoà thứ Năm (1980-1987). Hiện nay đang ở nền Cộng hoà thứ Bảy từ 2013. Chiến lược KHCN từ 1960-1970-1980 là chiến lược "Đuổi kịp” (Catch-up) và từ 1970-1980- 2000 là "Đổi mới” (Innovation)… Tóm lại: Đổi mới toàn diện trong hệ thống KHCN Hàn Quốc ở Thế kỷ XX với mục tiêu là "bắt chước các nước phát triển”; Thế kỷ XXI là tạo dựng quốc gia tiên tiến; Các yếu tố chủ chốt của Thế kỷ XX là văn hóa bắt chước, lực lượng sức người sản xuất, đầu tư thiết bị, nhà nước chủ đạo; Thế kỷ XXI là văn hóa sáng tạo, con người tài năng sáng tạo, đầu tư NC&PT; hệ thống cạnh tranh.
Tránh bẫy thu nhập đòi hỏi phải tăng trưởng đều đặn 8-10% trong hai thập kỷ tới. Đây là một câu hỏi rất lớn. Viễn cảnh là vào những năm 2050, 2060 khi các nhà sử học nhìn lại Việt Nam thì sẽ có đánh giá giống như khi vào thời điểm cuối thế kỷ 20 họ nhìn lại Nhật Bản và Hàn Quốc mấy chục năm về trước. Nếu bạn quan tâm đến lịch sự tăng trưởng kinh tế của các nước thành công, bạn có thể tham khảo tại the report of the Growth Commission, (Báo cáo của Ủy ban Tăng trưởng), một diễn đàn qui tụ các nhà hoạch định chính sách, các học giả và giới doanh nhân từ các nước phát triển thành công. Bài học chính rút ra ở đây là có nhiều cách dẫn đến thành công—không có một công thức cứng nhắc cho Việt Nam. Nhưng, chúng tôi biết một số điều góp phần làm nên thành công, như tôi đã từng nêu khi trả lời câu hỏi trước. Trong giới hoạch định chính sách, thay vì chỉ nhắc đến khoa học và công nghệ (S&T), chúng tôi nói khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) – chỉ riêng S&T sẽ không đủ, mục đích thực chất ở đây là "đổi mới sáng tạo” nhằm phát huy thành tựu phát triển của "khoa học và công nghệ”. Cỗ máy STI, với một bộ truyền động và tay lái thích hợp, sẽ đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Không biết điều đó sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là một ước mơ, thời gian sẽ trả lời chúng ta. Nhưng nếu điều đó xảy ra thì chắc chắn thế giới sẽ biết đến một mô hình tăng trưởng mới, "mô hình Việt Nam” khác với "mô hình Nhật Bản” hay "mô hình Trung Quốc”.
Kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy, các viện nghiên cứu, hoặc tổ chức có thể nghiên cứu theo đặt hàng của thị trường. Ông, bà có nghĩ đây là một hướng cần thiết cho VN, và nhà nước cần làm gì để thúc đẩy cơ chế này?
Mặc dù những sáng kiến đáng khích lệ và các nghiên cứu tầm cỡ thế giới đã được thực hiện tại một số viện khoa học, nhưng hiệu quả ứng dụng công nghệ của Việt Nam vẫn còn khá thấp. Nguyên nhân tại sao? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố mang tính chất sống còn để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập hiện nay đó là năng lực công nghệ và "hiệu quả ứng dụng công nghệ”, bởi đây chính là chìa khóa nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam hầu hết vẫn chưa chú trọng cho vấn đề này. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách thực hiện và đặc biệt là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước thì vẫn còn hết sức lúng túng, bất cập. Nếu không đổi mới công nghệ, và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập thị trường như hiện nay và cũng không nâng cao được chỉ số trình độ công nghệ của một quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn chưa được 2 phía cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đánh giá đúng tầm quan trọng của nó trong phát triển. Tuy "có một sáng kiến đáng khích lệ và các nghiên cứu tầm cỡ thế giới đã được thực hiện tại một số viện khoa học” nhưng "hiệu quả ứng dụng công nghệ của Việt Nam vẫn còn khá thấp” vì một số nguyên nhân sau: Việc xác định các nhiệm vụ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo còn chưa gắn chặt với nhiệm vụ sản xuất của các doanh nghiệp, chưa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đơn đặt hàng Các nhà khoa học trong các Hội đồng khi xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường chỉ xuất phát từ ý chí và định hướng chủ quan và mang tính hàn lâm, lý thuyết mà chưa bám sát nhu cầu của sản phẩm, đối tượng ứng dụng, chưa bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Do vậy khi kết thúc và nghiệm thu nhiệm vụ, tuy quy trình được thực hiện chặt chẽ, có hướng dẫn chi tiết, có tổ chuyên gia thẩm định, các tiêu chí đều đáp ứng theo các điều khoản hợp đồng đã ký kết, các dự án, đề tài đều được Hội đồng đánh giá "xuất sắc”, "khá” hoặc "đạt yêu cầu” nhưng kết quả chỉ "xếp ngăn kéo” mà không có doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng công nghệ để cải tiến sản xuất. Sản phẩm của đề tài, dự án không đủ điều kiện để ứng dụng, để thương mại hóa. Theo đánh giá chung thì tỷ lệ đề tài được ứng dụng vào sản xuất là rất thấp. Hơn nữa chưa có các tổ chức chuyên trách làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phổ biến công nghệ. Như vậy vấn đề chính ở đây là phải nghiên cứu theo đơn đặt hàng. Liên kết rất yếu giữa các tổ chức khoa học và doanh nghiệp, đặc biệt là việc gắn kết giữa trường đại học- doanh nghiệp, viện nghiên cứu- doanh nghiệp rất lỏng lẻo. Do đó nhiệm vụ nghiên cứu khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa trường- viện-doanh nghiệp rất rời rạc và không ăn nhập với nhau. Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tuy có với gắn với sản phẩm của doanh nghiệp nhưng không phối hợp thực hiện theo lộ trình, không đáp ứng tính kịp thời, không sử dụng được nhân lực, nguồn lực và trang thiết bị chung. Lực lượng cán bộ nghiên cứu ở các trường đại học rất lớn, hiện nay có hơn 300 giáo sư, hơn 2000 PGS, 9.562 tiến sĩ, 36.360 thạc sĩ công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học, song họ rất thụ động trong nhiệm nghiên cứu, kinh phí họ nhận được là rất nhỏ bé so với tiềm lực. Doanh nghiệp và trường đại học gần như là hai ốc đảo. Vì vậy để kết quả nghiên cứu phục vụ đời sống đắc lực hơn, công nghệ được ứng dụng cao hơn thì điều quan trọng là tạo cần gắn kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà nghiên cứu, các nhà khoa học phải sát thực tiễn hơn nữa, tiến hành chặt chẽ khâu xét chọn đề tài theo đơn đặt hàng, kiểm tra và nghiệm thu đúng tiến độ, bám sát sản phẩm của doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách của nhà nước chưa khuyến khích các nhà khoa học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu-sản xuất trong đó cơ chế tài chính mang tính đột phá cho đổi mới sáng tạo. Nhà nước cần tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học, đặc biệt là các cán bộ khoa học trẻ làm việc tại các trường đại học vì họ là động lực của đổi mới. Đổi mới cơ chế tài chính của các trường đại học - trao quyền tự chủ cao hơn và tạo cơ hội để thu hút thêm các nguồn tài trợ nghiên cứu và những nhà khoa học tài năng, tạo cho họ hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà khoa học đầu ngành của quốc tế. Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp, các trường, viện nghiên cứu phối hợp xây dựng Trung tâm Giao dịch công nghệ thường xuyên, Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ… Đồng thời Nhà nước cần tăng cường khuyến khích sự hợp tác bằng cơ chế thuế thu nhập doanh nghiệp, ví dụ nếu có sự hợp tác trường- viện-doanh nghiệp thì chi phí đầu tư cho nghiên cứu có thể được khấu trừ trong tổng doanh thu trước thuế hoặc được nhà nước hoàn trả cho doanh nghiệp từ khoản đầu tư đó Ứng dụng công nghệ thấp cũng là do doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức mức cho R-D vì vậy các công nghệ mới không được cập nhật và ứng dụng ngay tại doanh nghiệp. Theo thống kê, kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển kinh doanh chỉ chiếm khoảng 2,8% ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu. Đây là con số rất nhỏ bé trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của cả nước. Theo một khảo sát năm 2012 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Ngân hàng Thế giới, chỉ có khoảng 6% doanh nghiệp tham gia vào hoạt động hợp tác về đổi mới công nghệ với đối tác bên ngoài và chỉ có khoảng 1% hợp tác với các viện nghiên cứu và các trường đại học. Theo thống kê của Bộ KH&CN thì doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ dành khoảng 0,4% doanh thu hàng năm cho công tác này trong khi đó tại Hàn Quốc, con số này chiếm 10% doanh thu của doanh nghiệp. Không chịu đầu tư đổi mới công nghệ, thì việc ứng dụng công nghệ thấp, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn đang thấp so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapo… Hiện nay ở nước ta trình độ công nghệ tiên tiến trong các doanh nghiệp chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khối doanh nghiệp trong nước có trình độ công nghệ lạc hậu khá cao. (chiếm 8,1% số doanh nghiệp được khảo sát so với con số 1,85% ở khối doanh nghiệp nước ngoài). Vai trò và quy mô của doanh nghiệp tư nhân nước ta còn nhỏ, khiến cho động lực ứng dụng công nghệ bị hạn chế mặc dù với họ sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp bằng cơ chế cạnh tranh là yếu tố sống còn. Đó cũng chính là môi trường cho đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới. Ví dụ, Hàn Quốc là quốc gia có sự phát triển kỳ diệu vì họ đổi mới cả ở vi mô và vĩ mô, trong đó công nghiệp tư nhân giữa vai trò dẫn đầu trong nghiên cứu-phát triển và đổi mới sáng tạo.
Đúng là kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay ở nước ta nói chung đưa vào ứng dụng thực tiễn còn hạn chế, tuy nhiên, những thành tựu khoa học và công nghệ khi đã được ứng dụng thành công thì mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt như nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao, tạo ra công ăn việc làm, bảo vệ môi trường tốt hơn. Một số lĩnh vực có nhiều kết quả ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao, như nông nghiệp, y tế, công nghệ thông tin và một số lĩnh khác khác. Trong nông nghiệp nhờ việc tạo ra và ứng dụng rộng rãi giống mới, kỹ thuật canh tác mới, bảo vệ thực vật và môi trường tốt hơn, nhờ đó mà tuy diện tích canh tác không tăng (giảm đi vì đất cho đô thị hóa, hạ tầng, và công nghiệp tăng lên) nhưng sản lượng cây trồng vật nuôi vẫn tăng lên, góp phần tăng xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực. Trong y tế, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng làm chủ phương pháp chữa bệnh mới, sử dụng công nghệ cao, làm chủ được công nghệ sản xuất nhiều loại vacxin cơ bản đã góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân tốt hơn, tăng tuổi thọ bình quân dân số. Vậy vì sao có những lĩnh vực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tốt, nhưng có những lịnh vực lại còn rất hạn chế ? Trước hết và điều quan trọng nhất là phải có thị trường tạo nhu cầu và động lực cho việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu, do đó, những đề tài nghiên cứu muốn được ứng dụng thành công thì trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Điều này rất rõ trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế, nơi mà những nghiên cứu và kết quả của nó được gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của bà con nông dân và với nhu cầu chữa bệnh của các bệnh nhân. Thứ hai, phải có doanh nghiệp (các công ty giống) hay tổ chức chuyên nghiệp (hệ thống khuyến nông, bệnh viện) tiếp nối, phát triển và ứng dụng kết quả của các nhà nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu có tinh thần kinh doanh đã thành lập doanh nghiệp dựa trên công nghệ để ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát triển sản phẩm đưa ra thị trường và đã thành công. Thứ ba, Nhà nước tạo môi trường pháp lý (luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn,…) các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trang thiết bị, phòng thí nghiệm,…), tài trợ cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng; và đặc biệt là các chính sách thúc đẩy các mối tương tác, liên kết giữa các tổ chức sáng tạo tri thức và phổ biến, ứng dụng tri thức. Cuối cùng, nhưng đóng vai trò quan trọng đặc biệt, đó là các tổ chức cung cấp tri thức (viện nghiên cứu, trường đại học) và đội ngũ cán bộ nghiên cứu, có trình độ cao, giầu kinh nghiệm thực tế, say mê và có tâm huyết cống hiến cho khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan nhà nước có mối quan hệ liên kết chặt chẽ, tương tác năng động với nhau trong một hệ thống như ở trên, được gọi là các hệ thống đổi mới sáng tạo (bao gồm hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ thống đổi mới sáng tạo theo ngành, hệ thống đổi mới sáng tạo theo vùng. Các hệ thống này hoạt động rất năng động và hiệu quả ở các nước phát triển), trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của đổi mới sáng tạo. Sở dĩ một số lĩnh vực trong Nông nghiệp, y tế, và còn một số lĩnh vực của các ngành khác có nhiều ứng dụng thành công thành tựu khoa học và công nghệ là do các lĩnh vực này đã hình thành được hệ thống đổi mới sáng tạo khá năng động, có mối liên kết, tương tác hiệu quả. Ở nước ta, các hệ thống đổi mới sáng tạo hoạt động còn rất hạn chế và kém hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu hạn chế ứng dụng và đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Một trong những mục tiêu cụ thể của nội dung "khoa học, công nghệ, giáo dục đại học và đổi mới sáng tạo” trong "Báo cáo Việt Nam 2035” là tìm ra những yếu kém, trở lực, thách thức và đưa ra những giải pháp chính sách nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam như là một động lực cho phát triển đất nước. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều gợi ý, đóng góp của bạn đọc cho những vấn đề nêu trên./.
Ông nhận định như thế nào về trình độ phát triển khoa học công nghệ và sáng tạo ở Việt Nam so với khu vực và thế giới? ![]()
Chuyên gia trả lời:
Muốn nhận định về trình độ phát triển khoa học - công nghệ và sáng tạo ở Việt Nam một cách toàn diện và sâu sắc thì cần phải có những nghiên cứu rất cẩn thận. Cần phải có các minh chứng, dữ liệu để tổng kết, so sánh với các nước trong khu vực, châu Á và thế giới. Cũng cần phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu, xử lý thông tin chính xác từ khoa học và thực tiễn. Đồng thời cũng phải có kinh nghiệm trong hoạt động khoa học công nghệ và sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất lớn. Thông thường công việc này là nhiệm vụ của các Phòng quản lý khoa học của các cơ sở như trường đại học, viện nghiên cứu hoặc cơ quan quản lý ở cấp hệ thống như các tỉnh, Bộ, ngành. Tuy nhiên với tư cách là chuyên gia, nhà khoa học cũng tôi có thể nêu quan điểm riêng để bạn tham kham khảo. Chủ yếu tôi chỉ đề cập đến một số khía cạnh được rút ra từ các nhận định và có minh hoạ thêm bằng một vài số liệu. Dĩ nhiên mỗi nhà khoa học, nhà quản lý đều có nhận định riêng. Nhìn tổng thể: Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển khá nhanh so với thời kỳ trước đổi mới (1986); Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho tăng trưởng GDP; Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới, ban hành rất nhiều văn bản pháp quy mới; Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là trong các ngành hiện nay nước ta đang có thế mạnh như nông nghiệp, thuỷ sản, dệt may, v.v. Có thể dẫn chứng được nhiều số liệu cụ thể trong các tài liệu tổng kết hàng năm của Bộ KHCN và Bộ GD ĐT; ví dụ về tiềm lực KHCN: Hiện nay toàn quốc có cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm ; Từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1.628 GS và 9.469 PGS; tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam tính đến cuối năm 2013 có 84.109 giảng viên, trong đó có 9.562 tiến sĩ, 36.360 thạc sĩ; 298 giáo sư; 2009 phó giáo sư, v.v. Xuất khẩu gạo, cà phê, tôm cá, hàng dệt may… thuộc vào những nước xếp thư hạng cso của thế giới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng KHCN và sáng tạo Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể: chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao, tâm huyết. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý; Đầu tư của xã hội, công tác xã hội hoá cho KH&CN còn rất thấp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến trong công nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính, v.v… Tóm lại khoa học –công nghệ và sáng tạo của Việt nam còn thua kém nhiều so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan và còn kém xa nhiều nước ở chấu Á và Thế giới. Ví dụ một số con số: Theo báo cáo công bố cùng ngày của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và tổ chức INSEAD (The Business School for the World), Việt Nam xếp thứ 76 trong bảng xếp hạng bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu với 141 nước; trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng kí tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng kí tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế. Để xem đại học Việt Nam đang đứng ở đâu trong khu vực về năng lực nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể so sánh các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam với hai trường đại học hàng đầu Chulalongkorn và Mahidol của Thái Lan. ĐH Chulalongkorn là một trong số 200 trường đại học đẳng cấp quốc tế theo xếp hạng năm 2005, 2007 và 2008 của Thời báo Giáo dục Đại học (THES, 2008), trong khi đó Việt Nam không có 1 trường đại học nào được xếp trong 1000 trường đại học của thế giới theo bảng xếp hạng của 3 tổ chức xếp hạng có uy tin nhất: THES (Times Higher Education World University Rankings) QS World University Rankings và SJTU (Shanghai Jiao Tong University). Công bố quốc tế của các trường ĐH hàng đầu Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây và tăng gấp đôi kể từ năm 2004 và 2008 nhưng tính trên một triệu dân của Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan 6,5 lần và Ma laysia 9.5 lần. Tổng số công bố quốc tế của bốn trường đại học hàng đầu Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đai học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) chỉ được so sánh với công bố quốc tế của một trường ĐH Chulalongkorn hoặc Mahidol của Thái Lan trên Bảng, tức là khoảng 500 công bố quốc tế/năm. Các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao mang thương hiệu của Việt Nam và cạnh tranh quốc tế cũng chưa có: ô tô, máy bay, tàu thuỷ, điện tử, thép v.v…Còn rất nhiều số liệu để minh chứng các nhận định trên đây.
Để so sánh trình độ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (innovation) giữa các quốc gia, cần sử dụng các chỉ tiêu thông kê thống nhất để đo lường, cả đầu vào và đầu ra (hiện nay các nước đang sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê của OECD hoặc UNESCO). Ở Việt Nam, từ trước đến nay hệ thống chỉ tiêu thống kế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn rất thiếu và hầu như không theo các tiêu chí của OECD hoặc UNESCO (gần đây mới có một số kết quả điều tra nghiên cứu có liên quan của Cục Thông tin khoa học và công nghệ, Viện quản lý kinh tế Trung ương và các tổ chức quốc tế WB và OECD thực hiện theo các tiêu chí của OECD), vì vậy rất khó khăn cho việc so sánh. Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 có đặt ra mục tiêu "đến năm 2010 khoa học và công nghệ Việt Nam đạt mức trung bình tiên tiến so với khu vực (hàm ý các nước ASEAN)”, tuy nhiên, cũng chưa có đánh giá cụ thể nào việc thực thi này. Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 cũng đặt mục tiêu "đến năm 2020 khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của Khu vực ASEAN và thế giới”, tuy nhiên cũng không chỉ rõ những lĩnh vực cụ thể nào. Mặc dù chưa nghiên cứu đầy đủ về so sánh trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, Việt Nam có thể xếp vào hàng trên trung bình của nhóm các nước ASEAN. Chẳng hạn, về nghiên cứu khoa học và công nghệ, nếu so sánh theo thứ tự về số lượng các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI, Việt Nam đứng sau Singapore, Malaysia và Thailand (xem bảng dưới đây). Tuy nhiên, nếu so sánh về số tuyệt đối thì khoảng cách của chúng ta còn rất xa so với 3 nước nêu trên (lưu ý là dân số của Việt Nam đông hơn các nước này). Về nghiên cứu ứng dụng và đổi mới sáng tạo trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, y tế và một số lĩnh vực khác cũng đã đạt được những thành tựu và đóng góp rất quan trọng trong việc làm chủ, ứng dụng rộng rãi công nghệ mới. Trong nông nghiệp đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng trong nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới (các nhà khoa học nông nghiệp cho biết, Việt Nam là nước rất thành công trong việc nghiên cứu thích nghi và triển khai ứng dụng các giống lúa mới được nghiên cứu tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, trong khi đó Viện này đặt tại Philipin nhưng Philippin vẫn phải nhập lương thực). Trong y tế việc nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe, tăng tuổi thọ bình quân của nhân dân. Tuy nhiên, số lượng bằng sáng chế độc quyền (patent) của Việt Nam được biết khá thấp so với 4-5 nước nhóm đầu của khu vực ASEAN (tôi không có số liệu so sánh cụ thể). Việc so sánh trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo định kỳ, thường xuyên là công việc hết sức quan trọng cho công tác hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khu vực và thế giới. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần được Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa, trước hết là đầu tư cho hệ thống thông kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo chuẩn mực quốc tế để có cơ sở tiền đề cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách của quốc gia.
Các trường, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp là cái nôi của sáng tạo và khoa học. Nhưng chúng ta không nên quên rằng, có nhiều nhà khoa học "nông dân” cũng đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm ưu việt. Tuy nhiên, thông qua báo chí gần đây, chúng tôi biết rằng, các nhà khoa học "nông dân” này không được khuyến khích, công trình của họ không được công nhận, thậm chí bị chính quyền dẹp bỏ vì những lý do "không an toàn”. Tôi nghĩ, đây là một cách giải quyết vừa không hợp lý, vừa cản trở sáng tạo trong người dân. Đây mới là lúc các nhà khoa học và người quản lý nên xuất hiện, hỗ trợ, tư vấn, cùng làm hoặc nếu có tiền năng thì nên thương mại hóa các sản phẩm này. Nếu nghiên cứu khoa học là mảnh đất riêng của những người có bằng cấp, trong khi phát minh của người dân mới thực sự gắn liền với nhu cầu của họ, thì các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ cũng chỉ làm được một nửa sứ mệnh của mình.![]()
Chuyên gia trả lời:
Tôi cũng đã có đọc đâu đó những thông tin như bạn Nguyễn Đức đã nêu trên một số trang web. Trước hết phải khẳng định rằng, nghiên cứu khoa học không thể là "mảnh đất riêng của những người có bằng cấp”. Người được cấp bằng chỉ là những chứng chỉ tối thiểu trước khi họ tham gia vào quá trình lao động, trước khi họ được nhúng vào môi trường thực tiễn. Từ thực tiễn họ mới có điều kiện sản sinh ra nhiều sáng tạo mới và cho ra đời các sản phẩm mới. Nhật bản họ có câu truyền bá rất hay "Có ý tưởng mới thì cho ra sản phẩm mới” (new ideas-new products). Sáng tạo có thể ở bất cứ môi trường lao động nào: trong văn phòng, trong doanh nghiệp, trong nhà máy, trên đồng ruộng, ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Và tất nhiên các sản phẩm mới cũng xuất hiện theo. Từ đó những người nông dân cũng "sáng tạo ra nhiều sản phẩm ưu việt”. Sản phẩm cho bản thân họ và cho người khác, và xa hơn là họ có thể truyền bá, thương mại hóa sản phẩm của mình. Nếu có những cản trở nào đó dĩ nhiên là sai và đó là thuộc trách nhiệm của các nhà quản lý hoặc chính quyền sở tại. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học "nông dân” (như bạn gọi) không có đủ kiến thức, điều kiện để tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm thì các nhà khoa học, các nhà quản lý phải sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn, cùng cộng tác để "nông dân” phát triển sản phẩm sáng tạo của mình. Nếu cần thiết thì mở các lớp học đào tạo, nâng cao kiến thức cho họ, đồng thời phải có các cơ chế chính sách phù hợp cho họ. Chủ trương đào tạo nghề cho nông dân miễn học phí theo Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Chính phủ là thực hiện nhiệm vụ này. Trong 3 năm ( 2010-2012) các địa phương đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.086.979 lao động nông thôn. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ của thế giới phát triển rất nhanh, kiến thức khoa học trên một đơn vị thời gian tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên nhờ công nghệ thông tin và truyền thông thì mọi người dân đều có thể tiếp cận kiến thức khoa học một cách nhanh chóng, bình đẳng. Mọi người dân đều được hưởng tự do học thuật, tự do sáng tạo, tự do truyền bá sản phẩm sáng tạo của mình. Trong khoa học phải có sự hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc tập thể… Ngay cả các nhà khoa học đạt giải Nobel cũng thường là công trình tập thể. Phải phân biệt được các "hạng” sản phẩm đòi hỏi tri thức khoa học ở mức độ nào để theo đuổi cho thực tiễn và khả thi, đồng thời phải tuân theo những luật lệ nhất định, kể cả bảo vệ môi trường. Nếu không thì lại là một sự lãng phí lớn cho cá nhân và xã hội. Vai trò của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở đây cực kỳ quan trọng. Sự liên kết của họ thực sự là cái nôi của sáng tạo. Họ là tổ hợp thuận lợi nhất trong nghiên cứu, phát triển, đổi mới và thương mại hóa sản phẩm.
Từ vài năm nay, nước ta chú trọng nhiều hơn đến việc thu hút nhân tài, lôi kéo các nhà khoa học Việt Nam từ nước ngoài về phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên, tiền lương và chính sách đãi ngộ lại không theo kịp với “tinh thần thu hút nhân tài”. Khi nhà khoa học còn thiếu thốn về kinh tế, phải làm thêm để lo cho đời sống, thì không hi vọng họ dành thời gian và tâm huyết cho nghiên cứu khoa học. Tôi mong rằng chính sách tiền lương và đãi ngộ sẽ thay đổi để khoa học công nghệ có thể phát triển đến một tầm cao mới. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Về nguyên tắc, có một số lập luận giá trị cho rằng thù lao cao hơn có thể thu hút các nhà khoa học Việt từ nước ngoài về nghiên cứu tại Việt Nam. Trên thực tế, các lựa chọn này không chỉ giới hạn cho những nhà khoa học gốc Việt. Khoa học là ngày càng trở thành một lĩnh vực mang tính quốc tế, bởi vì người ta có nhiều cách để hợp tác và cộng tác vượt qua biên giới quốc gia. Có hai lý do cho điều này – thứ nhất, một số lĩnh vực khoa học có liên quan chặt chẽ với địa lý - nếu bạn đang nghiên cứu về các loại trái cây nhiệt đới, sẽ hiệu quả nếu bạn hợp tác làm việc tại một nước nhiệt đới; thứ hai và có lẽ quan trọng hơn là khoa học phải diễn ra trong cộng đồng khoa học, và cộng đồng này có thể mở rộng toàn cầu, thông thường đó là một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu làm việc cùng nhau trên một số lĩnh vực siêu chuyên ngành là động lực của tri thức khoa học trong lĩnh vực đó. Về vấn đề này, như trong bản báo cáo gần đây của OECD-WB về Khoa học Công nghệ và Đổi mới ở Việt Nam, Việt Nam có lợi thế so sánh trong nhiều lĩnh vực khoa học như toán học và thống kê, vật lý và thiên văn học và thủy sản và lâm nghiệp. Có lẽ đối với các nhà khoa học, quan trọng hơn cả thù lao, thu nhập là môi trường chuyên nghiệp cho nghiên cứu khoa học và khả năng tiếp cận với các thiết bị và công nghệ hiện đại cho các dự án nghiên cứu. Đây là một cơ hội tốt chúng ta giới thiệu về dự án FIRST của Bộ Khoa học và Công nghệ, khuyến khích tài năng nước ngoài bằng khoản tài trợ của Chính phủ.
Đã có một cuộc thảo luận không đi đến hồi kết cách đây vài năm, khi bộ Tài Chính cho rằng, các nhà khoa học cần phải có kế hoạch, giải trình cụ thể chi phí cho một công trình nghiên cứu, thì mới được nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu. Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng điều này là bất khả thi, hoặc sẽ là hạn chế rất lớn đối với sự sáng tạo của khoa học. Tôi muốn hỏi các chuyên gia, những điều này hiện vẫn chưa được giải quyết, thì đâu là phương án tốt nhất để “cởi trói” cho sáng tạo? Tôi xin cảm ơn.
Tôi thấy hiện nay chi cho khoa học công nghệ phần lớn đều thuộc ngân sách nhà nước, chịu sự điều phối của bộ tài chính, theo đơn đặt hàng của nhà nước. Điều này đi ngược lại so với các nước tiên tiến, nơi các trường Đại học, viện nghiên cứu, và giáo sư được tự điều hành và quyết định khoản chi cho nghiên cứu khoa học. Động lực thúc đẩy ở đây là những thành tựu khoa học đạt được, và khả năng thương mại hóa chứ không phải thành tích làm cho xong. Tôi mong rằng các chính sách về khoa học và công nghệ sẽ “giải phóng” các nhà khoa học khỏi ràng buộc về tài chính và đề tài giới hạn từ nhà nước. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Cám ơn sự quan tâm và chia sẻ của bạn Trần Thanh Mai và bạn Việt Nga. Đúng là tình hình của nước ta hiện nay chi cho khoa học và công nghệ (KH&CN) phần lớn đều từ ngân sách nhà nước (khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm khoảng 65-70% tổng chi của toàn xã hội cho KH&CN. Doanh nghiệp và các nguồn khác chiếm khoảng 30-35%). Khoản ngân sách này chịu sự điều phối của bộ tài chính, theo đơn đặt hàng của nhà nước (điều này đã được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và Luật KH&CN). Đây cũng là tình hình chung của các nước đang phát triển, khi nền kinh tế còn ở tình trạng kém phát triển. Khi khu vực doanh nghiệp còn nhỏ bé chưa quan tâm đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chủ yếu cho KH&CN. Vì vậy, đầu tư cho KH&CN còn rất hạn chế về quy mô, cũng chính vì vậy mà Nhà nước phải tập trung vào các ưu tiên của Nhà nước theo đặt hàng. Hiện nay Nhà nước cũng đã ban hành một số cơ chế chính sách (thành lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, các chương trình quốc gia, quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp,…) khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao. Theo cách này, Nhà nước hỗ trợ một phần còn lại là đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ đó mà huy động được đầu tư của doanh nghiệp nhiều hơn cho KH&CN. Tuy nhiên, đúng như nhận xét của bạn, cơ chế tài chính cho nghiên cứu KH&CN của ta hiện nay còn hành chính, rất phức tạp, chặt chẽ và bó buộc, mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc lập dự toán, giải ngân, thanh quyết toán, làm nản lòng các nhà khoa học. Do đó không phát huy được năng lực sáng tạo. Trong giai đoạn vừa qua, Bộ KH&CN và Bộ Tài chính đã áp dụng thí điểm cơ chế tài chính mới đơn giản, thuận lợi và các quy định quản lý về chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế cho Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) được các nhà khoa học ủng hộ và đánh giá cao. Hiện nay Luật KH&CN ban hành năm 2013 đã quy định cơ chế tài chính "kiểu Quỹ” áp dụng cho các hoạt động KH&CN ngoài Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia. Tuy nhiên đi vào thực tế cũng còn nhiều khó khăn do còn một số quy định chưa có sự thống nhất giữa Luật KH&CN với các luật hiện hành nói chung và đặc biệt là với Luật Ngân sách nhà nước nói riêng. Hoạt động nghiên cứu KH&CN là loại hình lao động sáng tạo đặc thù. Vì vậy cần có các cơ chế quản lý đặc thù, phù hợp với thông lệ quốc tế thì mới phát huy được năng lực sáng tạo và nhiệt tình lao động cống hiến của đội ngũ những người làm KH&CN. Đây là hướng mà chúng ta cần cải cách trong giai đoạn tới. Mong nhận được nhiều hơn sự hiến kế của các bạn.
Tôi cho rằng gốc rễ của đổi mới sáng tạo là ở giáo dục. Khi chúng ta còn đánh giá năng lực học tập dựa vào điểm số, xếp hạng, thành tích và học sinh phải theo chuẩn mực sách giáo khoa, đi lệch khỏi sách giáo khoa sẽ bị đánh giá là sai, thì ngay từ khi còn ở ghế nhà trường, sẽ không thể có những cá nhân sáng tạo. Khi không có những cá nhân sáng tạo, thì sau này, chúng ta đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kết nối giữa các viện nghiên cứu – trường – doanh nghiệp cũng chỉ giải quyết được phần ngọn. Tôi mong nhận được chia sẻ của quý vị về những băn khoăn của tôi. ![]()
Chuyên gia trả lời:
Nhận xét này là hoàn toàn đáng lưu ý. Chúng ta đang trải qua một sự thay đổi to lớn về cách chúng ta đưa ra, phát triển và phổ biến và tiêu dùng các ý tưởng. Một số người gọi nó là "nền kinh tế hợp tác" hay " nền kinh tế chia sẻ". Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, với tính kết nối cao và sự việc chúng ta ngày càng chấp nhận các mô hình "cải tiến mở", càng ngày sẽ có càng nhiều cách thức mới cho một cá nhân hay một nhóm nhỏ có thể tiếp cận kiến thức và bí quyết từ những người khác, xây dựng trên đó kiến thức, và đóng góp ý tưởng của mình. Các trang web như http://www.innocentive.com/và https://www.quirky.com/shopkhông giới hạn biên giới quốc gia và không đòi hỏi bạn phải thuộc đảng phái hay thể chế nào. Các diễn đàn như http://kopernik.info/được phát triển chính là dành cho những đổi mới, phát minh ở cấp cá nhân. Các khái niệm về hợp tác bao gồm cái gọi là "khoa học công dân”, nơi mà bất kỳ người nào quan tâm đều có thể tham gia. Trong số những website nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này, có hai trang tuyệt vời cung cấp giá trị tốt cho học tập và giải trí là các trang về phân loại các thiên hà: http://www.galaxyzoo.org/ và bản chất của protein: http://fold.it/portal/. Trang web "maker movement” được thiết lập để mang đến các sản phẩm thực, lợi ích của tiêu chuẩn hoá phần mềm có thể khiến cho việc trao đổi các ý tưởng giữa chúng ta dễ dàng hơn thông qua diễn đàn này. Với một chiếc máy in 3D, giá được giảm theo đơn đặt hàng lớn trong vòng 2-3 năm, bạn có thể tìm kiếm một thiết kế của một cái gì đó bạn muốn thực hiện ở nhiều trang web như: http://www.thingiverse.com/ và được tiếp tục giúp đỡ để sắp xếp các ý tưởng với nhau: http://www.instructables.com/ . Với các sản phẩm được thiết kế, các nhà sáng tạo có thể tìm nguồn tài trợ từ các trang web như kickstartervàindiegogo. Có nhiều mô hình rất sáng tạo hiện nay đang phát triển mạnh hỗ trợ cho các doanh nhân khởi nghiệp -https://www.ycombinator.com/ và https://gust.com/ đang trở nên ngày càng có ảnh hưởng nhiều hơn. Một trung tâmphổ biến cho các doanh nhân giai đoạn đầu cũng đã có mặt tại Việt Nam - dự án thung lũng Silicon Việt Nam. Về an toàn và các vấn đề khác có liên quan mà công chúng quan tâm, công nghệ mới vừa tạo ra cơ hội vừa đi kèm với những rủi ro. Các tập đoàn lớn có danh tiếng và có cơ chế bảo vệ, và họ cũng dễ dàng hơn để thực hiện theo quy định hiện hành, chúng ta hãy nói về vấn đề ngăn chặn mối nguy hiểm cho môi trường. Tuy nhiên, ngay cả "nhà khoa học nông dân" của bạn cũng cần phải tuân theo các quy định - thách thức đối với chính sách công là làm sao giúp người đó hướng các quy trình quản lý tốt hơn.
Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Hải Hà: "Gốc rễ của đổi mới sáng tạo là ở giáo dục”. Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO-United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), đã đưa ra đề xướng mục đích của giáo dục: "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Như vậy có giáo dục thì mới có đổi mới sáng tạo. Bắt đầu của sự sáng tạo là giáo dục, là sự trang bị những kiến thức cơ bản cho người học. Sinh viên tốt nghiệp đại học không chỉ để tìm việc làm, không chỉ để làm việc mà còn phải sáng tạo ra việc làm. Trong cơ chế kinh tế thị trường, nguồn nhân lực bậc cao đã tạo ra rất nhiều việc làm mới cho xã hội. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, một tỷ lệ lớn của GDP đều đóng góp từ các giảng đường đại học, thư viện, phòng thí nghiệm…, nơi luôn luôn có đổi mới sáng tạo. Việc đánh giá năng lực học tập của học sinh, sinh viên mà chỉ thông qua điểm số, "dựa vào điểm số, xếp hạng, thành tích và học sinh phải theo chuẩn mực sách giáo khoa” (như bạn nhận xét) là phiến diện, là sai. Đây chỉ là một trong những cấu phần của việc đánh giá năng lực nhận thức, thu hoạch của một cá nhân. Thế giới cũng vậy thôi, cũng có cho điểm số, cũng có xếp hạng. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực phải toàn diện, phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ dựa vào điểm số, xếp hạng. Nhiều nhà khoa học, doanh nhân thành đạt khi ra đời nhưng khi đi học họ không có điểm số, xếp hạng cao. Vì vậy khoa học về đánh giá trong ngành sư phạm phải được nghiên cứu rất công phu. Tùy thuộc vào từng cấp học, bậc học, thời gian học, môi trường học v.v… để từ đó đưa ra một tỷ lệ của các cấu phần đánh giá được chuẩn mực và sát thực tế. Việt Nam hiện nay đang từng bước tiếp cận với thế giới tiên tiến về lĩnh vực đánh giá này. Giáo trình, sách giáo khoa chỉ là những định hướng, những kiến thức cơ bản nhằm cung cấp thông tin về kiến thức, tri thức cho người học. Do đó nếu "đi lệch khỏi sách giáo khoa sẽ bị đánh giá là sai” thì điều đó hoàn toàn không chính xác. Nếu vậy thì làm sao có sự sáng tạo, có sự đổi mới. Bậc học, cấp học càng cao thì càng yêu cầu sáng tạo. Tuy nhiên để có thể đánh giá được sự sáng tạo đó đúng, sai ở mức độ nào, hiệu quả ra sao thì đòi hỏi người đánh giá phải có trình độ cao hơn, hoặc những vấn đề phức tạp phải có hội đồng khoa học đánh giá. Sự sáng tạo hoặc phát minh của xã hội phải là sự tập hợp của từng cá nhân. Theo tôi, đổi mới sáng tạo là sự phát triển. |
|
|
||
|