Đề tài đã đánh giá được những tác động cũng như khả năng thích ứng với BĐKH
trong phát triển hạ tầng đô thị tại thành phố Nagpur, Ấn Độ; Thượng Hải, Trung
Quốc; đô thị Manila, Phillipines; Singapore và Bangkok, Thái Lan.
Thực trạng phát triển hạ tầng đô thị thích ứng với BĐKH tại Việt Nam cũng
được trình bày trong nghiên cứu này.
Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia ven biển châu Á, đề tài đã rút ra những
bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phù hợp cho Việt Nam trong việc
phát triển hạ tầng đô thị thích ứng với BĐKH.
Mỗi địa phương, quốc gia sẽ có những vấn đề của riêng mình trong phát triển
hạ tầng đô thị thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, đã có nhiều đô thị thành công và
đạt được tiến bộ trong các hành động khí hậu khi áp dụng năm lộ trình chuyển đổi
bao gồm: (1) Tích hợp giảm nhẹ và thích ứng; (2) Phối hợp giảm thiểu rủi ro thảm
hoạ với thích ứng với BĐKH; (3) Cùng đưa ra thông tin về rủi ro khí hậu; (4) Tập
trung vào nhóm dân số thiệt thòi và (5) Thúc đẩy quản trị, tài chính và mạng lưới
tri thức.
Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt
Nam trong phát triển hạ tầng đô thị thích ứng với BĐKH sẽ giúp chúng ta rút ngắn
được thời gian thử - sai. Mặc dù vẫn cần có những nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng
và sâu hơn trước khi áp dụng thử nghiệm, thí điểm các cách thức, giải pháp mà
các quốc gia khác đã áp dụng thành công, nhưng rõ ràng chúng ta sẽ tiết kiệm được
nhiều nguồn lực từ việc học hỏi các kinh nghiệm quý giá này.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Tuyết