Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện do PGS. TS Bùi Tất Thắng, Nguyên
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển làm Chủ tịch Hội đồng cùng 06 nhà khoa học
gồm: PGS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương, Phản biện 1; PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam, Phản biện 2; GS.
TS Trịnh Duy Luân, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Phản biện 3; GS. TS Ngô
Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Hội đồng; TS. Cao Ngọc Lân,
Nguyên Trưởng ban Ban Chiến lược phát triển Vùng, Viện Chiến lược phát triển, Ủy
viên Hội đồng; TS. Nguyễn Hữu Khánh, Viện Chiến lược phát triển, Ủy viên Thư ký
Hội đồng.
Dự lễ bảo vệ có GS. TSKH Nguyễn Quang Thái, Người hướng dẫn khoa học của
NCS và đông đảo đồng nghiệp, người thân, bạn bè của NCS Nguyễn Hồng Nhung.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng và các
nhân tố ảnh hưởng tới an sinh xã hội (ASXH) trên vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)
Bắc Bộ, mối quan hệ giữa ASXH và tăng trưởng kinh tế (TTKT), luận án đề xuất một
số quan điểm và giải pháp tăng cường ASXH trên vùng KTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn
2023 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tác giả đã hoàn thành luận án với nội
dung gồm bốn chương: Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến
luận án; Chương II: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội;
Chương III: Thực trạng an sinh xã hội trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
Chương IV: Quan điểm và giải pháp tăng cường an sinh xã hội trên vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
Theo Hội đồng đánh giá luận án, luận án này đã góp phần hệ thống hoá, làm
sâu sắc thêm cơ sở lý luận về ASXH và phát triển vùng, đưa ra được khái niệm
ASXH, đặc điểm của ASXH, chỉ ra các thành tố cấu trúc, chức năng, nguyên tắc,
vai trò và nhấn mạnh mối quan hệ giữa ASXH và TTKT từ góc nhìn chuyên ngành
kinh tế phát triển. Luận án còn đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ASXH, từ
đó xác định được một số tiêu chí tiêu biểu đánh giá tương hiệu quả vấn đề ASXH
thông quan việc đánh giá các tiêu chí phản ánh tác động của mối quan hệ giữa
ASXH với TTKT trong phát triển kinh tế nói chung và vùng KTTĐ nói riêng.
Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích kinh nghiệm thực tiễn về ASXH vùng
của một số nước có những nét tương đồng và quan trọng hơn, đã rút ra được một số
bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Luận án đã
đánh giá khách quan thực trạng ASXH trên vùng KTTĐ Bắc Bộ qua các thành tố và mối
tương quan giữa ASXH và TTKT thời gian qua; chỉ ra kết quả đã đạt được, những hạn
chế và nguyên nhân, cũng như các nhân tố tác động tới ASXH trên vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Luận án đã phân tích bối cảnh mới, phân tích SWOT để thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức đối với ASXH trên vùng KTTĐ Bắc Bộ. Từ đó, luận án đã đưa ra
một số quan điểm, các nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể tương ứng với
các thành tố của ASXH trên vùng KTTĐ nhằm tăng cường đảm bảo ASXH trên vùng KTTĐ
Bắc Bộ trong thời gian tới.
Nhằm tăng cường đảm bảo an sinh xã
hội trên vùng KTTĐ Bắc Bộ, tác giả luận án đề xuất một số giải cụ thể: (1) Đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế góp phần đảm bảo ASXH trên vùng; (2) Hoàn thiện chính
sách, pháp luật liên quan tới an sinh xã hội trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
(3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (4) Tăng cường nguồn vốn ngoài ngân
sách; (5) Hình thành cơ sở dữ liệu số hóa về an sinh xã hội; (6) Tăng cường phối
hợp giữa các địa phương trong vùng, xây dựng quỹ dự phòng an sinh xã hội vùng
do Hội đồng vùng phụ trách…
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện đánh giá luận án là một công
trình nghiên cứu độc lập, công phu và nghiêm túc của NCS. Theo Hội đồng, luận án có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Hội đồng
nhất trí đề nghị Viện Chiến lược phát triển công nhận kết quả bảo vệ của NCS Nguyễn
Hồng Nhung và cấp bằng tiến sĩ cho tác giả của luận án theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo./.

NCS Nguyễn Hồng Nhung chụp ảnh cùng Giáo viên hướng dẫn và Hội
đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện.
Nguồn: Viện Chiến lược
phát triển